Khảo sát lựa chọn khoảng pH dung dịch phù hợp để chiết đồng thời Mor, 6-MAM, Med trong mẫu nước tiểu

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định đồng thời morphine, 6-monoacetyl morphine, methadone trong mẫu nước tiểu bằng sắc ký khí (Trang 51 - 53)

- Detector cộng kết điện tử (ECD)

2.5.3.Khảo sát lựa chọn khoảng pH dung dịch phù hợp để chiết đồng thời Mor, 6-MAM, Med trong mẫu nước tiểu

Mor, 6-MAM, Med trong mẫu nước tiểu

Sau khi lựa chọn đƣợc dung môi chiết, chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu suất chiết một lần Mor, 6-MAM, Med trong mẫu nƣớc tiểu phụ thuộc vào pH mẫu. Môi trƣờng chiết xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất của quá trình chiết. Đối với các chất khảo sát, Mor, 6- MAM, Med đều là các ankaloit trong phân tử chứa nhóm amin bậc ba, khoảng pH cần chiết xuất là pH kiềm.

2.5.3.1 Chuẩn bị mẫu và tiến hành phân tích

Để có các điểm pH khác nhau, các dung dịch đệm phốt phát có pH trong khoảng 8÷10 đƣợc sử dụng và quá trình khảo sát đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

- Lấy 10 ml nƣớc tiểu đã đƣợc chuẩn bị trong mục 2.5.1, chiết loại tạp một lần trong mơi trƣờng axit pH=2÷3 (sử dụng dung dịch acid HCl 5%) bởi hệ dung môi Chloroform/isopropanol (9/1).

- Loại bỏ dung môi. Phần dịch chiết đƣợc trung hòa bằng NaOH 5% đến mơi trƣờng trung tính

- Tiến hành kiềm hóa tới pH=7, pH=8, pH=9, pH=10, pH=11 bằng các dung dịch đệm.

- Chiết các mẫu trên với lần lƣợt bằng hệ dung môi 9/1, mỗi mẫu đƣợc chiết 1 lần với 10ml hệ dung môi Chloroform/isopropanol (9/1).

- Lấy dịch chiêt (lớp dung môi) lắc với Na2SO4 khan để loại nƣớc. - Các dịch chiết đƣợc cất quay chân không đến cặn khô.

- Lấy cặn chiết hịa tan chính xác với 0,1ml hệ dung mơi 9/1 có chứa chất nội chuẩn Octacosan (C28H58) với nồng độ 0,05mg/ml

- Bơm 1 μl vào thiết bị GC-FID và so sánh với mẫu chuẩn chứa các chất Mor , 6-MAM, Med để xác định hiệu suất.

2.5.3.2 Kết quả khảo sát chiết Mor, 6-MAM, Med phụ thuộc vào pH

Sau khi tiến hành chiết tách, phân tích trên thiết bị GC-FID, các kết quả khảo sát chiết tách Mor, 6-MAM, Med phụ thuộc vào pH đƣợc tổng kết trong bảng 4 và hình 8 .

Bảng 4: Kết quả khảo sát khả năng chiết các chất Mor, 6-MAM , Med trong

nước tiểu phụ thuộc vào pH mẫu.

pH SMor/ SIS S6-MAM/ SIS SMed/ SIS

8 0,622 0,524 0,855

9 0,722 0,691 0,881

10 0,341 0,330 0,846

Hình 9 là sắc kí đồ của mẫu chiết bằng dung mơi Chloroform ở pH=9

Hình 9: Sắc kí đồ của mẫu chiết với chloroform ở pH=9

Nhận xét: Từ bảng số liệu và đồ thị cho thấy khả năng chiết của các chất Mor, 6-MAM, Med ở các pH khác nhau là khác nhau. Với Med khoảng pH 8-10 đều cho hiệu suất chiết cao. Với các chất Mor, 6-MAM thì trong khoảng pH 8-9 cho kết quả chiết tốt. Do vậy để chiết đồng thời cả ba chất nghiên cứu chúng tôi chọn pH 8-9. Để đạt đƣợc pH 8-9 thì thƣờng dùng các hệ đệm photphate, amonium hoặc có thể sử dụng muối NaHCO3 (pha muối này đến bão hịa thì đạt pH 8,5). Tại phịng thí nghiệm của trung tâm giám định ma túy chúng tôi sử dụng muối NaHCO3 để cho điều chỉnh môi trƣờng chiết đồng thời ba chất Mor, 6-MAM, Med trong mẫu nƣớc tiểu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định đồng thời morphine, 6-monoacetyl morphine, methadone trong mẫu nước tiểu bằng sắc ký khí (Trang 51 - 53)