Bào thai và giải phẫu x−ơng bàn đạp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả thay thế xương bàn đạp bằng trụ gốm y sinh trong bệnh xốp xơ tai (FULL TEXT) (Trang 38 - 44)

1.2.2.1. Bào thai học của XBĐ

- XBĐ xuất hiện ngày vào thứ 33 của thời kỳ bào thai, đây là x−ơng xuất

hiện sớm nhất trong số ba x−ơng con trong hòm tai [130]. XBĐ có nguồn gốc từ cung mang 2. Động mạch cung mang 2 (động mạch bàn đạp)

xuyên qua mầm bàn đạp tạo nên vòng bàn đạp (annulus stapedialis).

- Mầm bàn đạp tách khỏi sụn Reichert thuộc cung mang 2 vào ngày thứ 38

trừ một phần còn gắn vào để tạo nên gân, cơ bàn đạp sau này.

- Vào khoảng ngày thứ 43 của thời kỳ bào thai, bờ trong của vòng bàn đạp

lấn vào thành bên của bao tai (capsule otic) tạo nên một khuyết, có đáy là lá bàn đạp (lamina stapedialis) thuộc bao tai mà sau đó khuyết này sẽ trở thành cửa sổ bầu dục. Bờ trong của vòng bàn đạp sẽ hợp nhất với lá bàn đạp tạo thành đế XBĐ. Nh− vậy XBĐ có hai nguồn gốc bào thai đó là sụn Reichert thuộc cung mang 2 và bao tai [127].

- Trong thời kỳ bào thai đế XBĐ kết nối với bao tai bởi một dải tổ chức liên kết, dải này sẽ trở thành dây chằng vòng khi XBĐ đạt đ−ợc kích th−ớc ở ng−ời tr−ởng thành.

- XBĐ đ−ợc cốt hoá vào cuối tháng 4 của thời kỳ bào thai. Sự cốt hoá bắt đầu từ mặt hòm nhĩ của đế đạp sau đó đến hai cành và chỏm bàn đạp.

- Vào tháng thứ 6 của thời kỳ bào thai XBĐ đã đạt đ−ợc kích th−ớc và hình dáng nh− ở ng−ời tr−ởng thành, phần lớn x−ơng đã đ−ợc cốt hoá trừ đế đạp mặt phía tiền đình và vùng khớp với mỏm đậu của ngành xuống x−ơng đe còn giữ nguyên cấu trúc sụn phôi thai.

XBĐ khác với tất cả các x−ơng trong cơ thể là đã đạt đ−ợc kích th−ớc và hình dáng nh− ở ng−ời tr−ởng thành ngay trong giai đoạn phôi thai và khác với qui luật của cốt hoá x−ơng đó là khi x−ơng cốt hoá thì nhẹ đi do sự cốt hoá ở đế x−ơng bàn đạp rất ít chỉ tạo nên một lớp x−ơng mỏng, còn chủ yếu là sụn và phủ bởi niêm mạc của hòm tai [121][123].

1.2.2.2. Giải phẫu xơng bàn đạp

XBĐ là x−ơng nhỏ và nhẹ nhất trong các x−ơng của cơ thể. X−ơng có

và đế đạp. Xung quanh đế đạp có dây chằng vòng làm cho đế đạp bám chắc vào cửa sổ bầu dục. Gân cơ bàn đạp chui ra từ mỏm tháp bám vào chỏm của x−ơng bàn đạp.

Theo nghiên cứu của Trần Trọng Uyên Minh [8] XBĐ ở ng−ời Việt

Nam có trọng l−ợng khoảng 3,4 mg và chiều cao trung bình khoảng

3,3 mm.

1. Dây chằng vòng 2. Cành tr−ớc

3. Chỏm 4. Khớp đe đạp

5. Ngành xuống x−ơng đe và mỏm đậu 6. Gân cơ bàn đạp 7. Cành sau 8. Mỏm tháp 9. Hố cửa sổ bầu dục 10. Đế đạp

Hình 1.3.Xơng bàn đạp và các thành phần xung quanh[130]

Cấu tạo của XBĐ bao gồm:

™ Chỏm x−ơng bàn đạp

Chỏm XBĐ có hình ổ chảo để khớp với mỏm đậu (lenticular) của

ngành xuống x−ơng đe. Phần diện khớp của chỏm nơi tiếp khớp với ngành

xuống x−ơng đe có một lớp sụn đệm che phủ. Theo Trần Trọng Uyên Minh

[8], chỏm XBĐ ở ng−ời Việt Nam có đ−ờng kính ngang khoảng 1 mm,

đ−ờng kính dọc khoảng 0,8 mm và chiều cao khoảng 0,8 mm. Đây là những

đậu của ngành xuống x−ơng đe trong phẫu thuật thay thế XBĐ sau này.

™ Cành x−ơng bàn đạp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XBĐ có 2 cành: cành tr−ớc và cành sau. Hai cành này bám vào cực

tr−ớc và cực sau của đế đạp, tạo thành hình vòng cung nối với nhau ở chỏm bàn đạp. Cành XBĐ có cấu trúc xẻ rãnh lõm ở trong. Cành tr−ớc ngắn, mảnh và ít cong hơn cành sau.

™ Đế x−ơng bàn đạp

Đế XBĐ có hình bầu dục. Theo Trần Trọng Uyên Minh [8], ở ng−ời

Việt Nam đế đạp có đ−ờng kính lớn khoảng 3mm, đ−ờng kính bé khoảng 1,5

mm, bề mặt có diện tích khoảng 3,2 mm2. Tuy nhiên đế đạp không phải là

một mặt phẳng mà quan sát trông giống nh− một cái chong chóng có hai

cánh, cánh tr−ớc t−ơng ứng với đáy của tiền đình, cánh sau t−ơng ứng với phần trên của tiền đình.

Đế đạp là một mảnh x−ơng và sụn mỏng, có độ dày tuỳ theo từng vùng khác nhau. Theo Guerrier [123] vùng trung tâm đế đạp là vùng mỏng nhất

dày khoảng 0,2 mm, vùng này có màu xanh. Vùng phía tr−ớc dày khoảng

0,25 mm và phía sau dày khoảng 0,42 mm. Theo Veillon [106] độ dày trung bình của đế đạp bình th−ờng không quá 0,5 mm và khi quá 0,7 mm thì đ−ợc coi là dày và phát hiện đ−ợc qua chụp CLVT.

Đế đạp gồm có hai mặt: mặt ngoài và mặt trong. Mặt phía ngoài hay

là mặt hòm nhĩ đ−ợc phủ một lớp niêm mạc của hòm nhĩ. Mặt trong hay

mặt tiền đình có cấu tạo rất đặc biệt. Mặt này có cấu tạo là sụn phôi thai, ít đ−ợc canxi hoá, không có cấu trúc collagen. Sự tồn tại cấu trúc sụn phôi thai ở đế đạp là nguồn gốc tạo nên các ổ xốp xơ tai ở đế đạp sau này [96].

Nghiên cứu cấu trúc của đế bàn đạp cho thấy x−ơng và sụn đan xen nhau

Hình 1.4 Đế xơng bàn đạp [123]

™ Cơ bàn đạp

Cơ bàn đạp là một cơ nhỏ nhất

cơ thể, nằm trong ống x−ơng dài

khoảng 8 mm chui ra từ mỏm tháp tạo nên gân cơ bám vào phía sau chỏm bàn đạp. Cơ bàn đạp do dây thần kinh số VII chi phối. Khi cơ bàn đạp co sẽ kéo chỏm XBĐ ra sau,

ngành xuống x−ơng đe bị đẩy ra

ngoài, làm chùng màng nhĩ. Mỗi khi có tiếng động mạnh dù chỉ ở một bên tai thì các cơ ở cả hai tai đều đồng thời co lại, tăng thêm sức trở kháng để giảm bớt c−ờng độ âm

vào tai trong. ở ng−ời bình th−ờng với ng−ỡng nghe là 0 dB thì phản xạ cơ bàn đạp sẽ xuất hiện khi c−ờng độ âm kích thích khoảng trên 70 dB [7]. ứng dụng đo phản xạ cơ bàn đạp để đo sức nghe khách quan và đánh giá hoạt động của XBĐ trong cửa sổ bầu dục.

™ Hệ thống mạch máu nuôi d−ỡng x−ơng bàn đạp và khớp đe - đạp

Động mạch XBĐ tách ra từ động mạch màng nhĩ tr−ớc bao gồm

nhánh cành tr−ớc và nhánh cành sau. đế đạp phía tr−ớc đ−ợc cung cấp máu bởi nhánh cành tr−ớc, phía sau đ−ợc nuôi d−ỡng bởi nhánh cành sau và nhánh động mạch tách ra từ động mạch mặt.

Ngành xuống x−ơng đe và mỏm đậu đ−ợc cấp máu bởi nhánh của

động mạch x−ơng đe. Đáng l−u ý là nhánh cấp máu cho ngành xuống x−ơng đe không có vòng nối với các nhánh khác cho nên khi bị buộc, kẹp, ngành xuống x−ơng đe rất dễ bị thiếu máu và hoại tử. Điều này rất quan trọng khi thiết kế các trụ dẫn âm trong phẫu thuật thay thế XBĐ.

1-2. ĐM ngành xuống x−ơng đe và mỏm đậu 3. ĐM mỏm tháp và gân cơ bàn đạp. 4-5. Nhánh cành sau và cành tr−ớc 6. Nhánh từ ĐM thần kinh mặt. 7. Nhánh ĐM màng nhĩ tr−ớc. Hình 1.5. Mạch máu nuôi dỡng ngành xuống xơng đe

và xơng bàn đạp[130] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khớp đe - đạp đ−ợc nuôi d−ỡng bởi nhánh của động mạch bàn đạp,

động mạch ngành xuống x−ơng đe và nhánh gân cơ bàn đạp của động mạch

mỏm tháp.

™ Dây chằng vòng

Dây chằng vòng đ−ợc biệt hoá từ bao tai, có cấu trúc là các sợi vòng, trong đó chỉ có một số ít sợi có tính chất co giãn. Các sợi vòng xuyên qua, dính vào phần sụn của đế đạp và cửa sổ bầu dục. Dây chằng vòng mặt phía hòm nhĩ có ít sợi hơn mặt phía tiền đình. ở mặt tiền đình dây chằng vòng liên kết với tổ chức liên kết của khe tr−ớc cửa sổ Siebenmann [123][130].

Theo Guerrier [123] dây chằng vòng có độ rộng khác nhau tuỳ theo vị trí. ở cực tr−ớc đế đạp, dây chằng vòng rộng 0,1 mm, ở cực sau rộng 0,015 mm, ng−ợc lại chiều dày ở phía sau là 0,5 mm và ở phía tr−ớc là 0,3 mm. Nh− vậy dây chằng vòng với cấu trúc phía tr−ớc rộng, mỏng, phía sau hẹp, dày, là để phù hợp với chuyển động sinh lý của đế đạp trong cửa sổ bầu dục, đó là vận động theo kiểu bản lề ở mép sau và phía tr−ớc di động hơn phía sau [117][119].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả thay thế xương bàn đạp bằng trụ gốm y sinh trong bệnh xốp xơ tai (FULL TEXT) (Trang 38 - 44)