2 Phương pháp phổ IR [15]

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều chế một số xúc tác lai z pt sio2 y al2o3.x so4.zro2 cho phản ứng đồng phân hóa n-ankan (Trang 41 - 42)

Nguyên tắc

Phương pháp phân tích theo phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật phân tích rất hiệu quả. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp phổ hồng ngoại so với những phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X, cộng hưởng từ điện tử…) là phương pháp này cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh, không đòi hỏi các phương pháp tính toán phức tạp.

Kỹ thuật này dựa trên hiệu ứng đơn giản là: các hợp chấp hoá học có khả năng hấp thụ chọn lọc bức xạ hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của các hơp chất hoá học dao động với nhiều vận tốc dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại.

========================================================

42

Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại tương ứng với các nhóm chức đặc trưng và các liên kết có trong phân tử hợp chất hoá học. Bởi vậy phổ hồng ngoại của một hợp chất hoá học coi như "dấu vân tay", có thể căn cứ vào đó để nhận dạng chúng.

Phân tử bị kích thích lên mức năng lượng cao hơn khi chúng hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Sự hấp thụ này được lượng tử hóa: phân tử hấp thụ chỉ các tần số (năng lượng) được lựa chọn của bức xạ hồng ngoại. Bức xạ hồng ngại là một vùng phổ bức xạ điện từ rộng nằm giữa vùng trông thấy và vùng vi ba, được chia thành 3 vùng:

- Vùng hồng ngoại xa, còn gọi là vùng quay, từ 25 ÷ 200μm.

- Vùng hồng ngoại thường, từ 2,5 ÷ 25 μm.

- Vùng hồng ngoại gần, từ 0,8 ÷ 2,5 μm

Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại nói ở đây là vùng phổ nằm trong khoảng

2,5 ÷ 25 μm (có số sóng 4000 ÷ 400 cm-1). Vùng này cung cấp cho ta những thông tin

quan trọng về các dao động của các phân tử do đó là các thông tin về cấu trúc của các phân tử.

Thực nghiệm

Mẫu xúc tác được nghiền nhỏ, trộn kĩ với bột KBr khô (sử dụng KBr nhằm loại trừ được vấn đề các băng hấp thụ do cấu tử tạo hồ và cho phổ tốt hơn), hỗn hợp được ép với khuôn đặc biệt dưới áp suất 1,0 ÷ 1,5 atm để tạo ra đĩa trong suốt (như viên thuốc) và được ghi trên máy FTIR 8101M SHIMADZU ở nhiệt độ phòng trong vùng dao động

4000 ÷ 400 cm-1, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà

Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều chế một số xúc tác lai z pt sio2 y al2o3.x so4.zro2 cho phản ứng đồng phân hóa n-ankan (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)