I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs biết:
+ Khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
+ Hs có ý thức: Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. II. Đd dạy học:
+ Hình vẽ trong sgk/ 64, 65. + Giấy vẽ, bút màu.
III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài trước:
• Cây cối có thể sống ở đâu?. • Các con vật có thể sống ở đâu? 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về Mặt Trời.
∗ Mục tiêu: • Hs biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của MT. • Biết tên 1 số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
∗ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
• Gv yêu cầu hs vẽ và tô màu MT. • Hs vẽ theo trí tưởng tượng. Bước 2: Hoạt động cả lớp.
• Gv yêu cầu 1 số hs giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. • Gv yêu cầu hs nói những gì các em biết về MT
∗ Kết luận: MT tròn giống như một “ quả bóng lửa” khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm TĐ. MT ở rất xa TĐ.
Hoạt động 2: Thảo luận: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời.
∗ Mục tiêu: • Hs biết 1 cách khái quát về vai trò của MT đối với sự sống trên Trái Đất.
∗ Cách tiến hành:
• Gv hỏi: Hãy nói về vai trò của MT đối với mọi vật trên TĐ. • Gv cho hs phát biểu tự do và gv ghi trên bảng.
4. Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò
Tại sao khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.