3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Tỷ lệ, thời gian mọc mầm
Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và chọn lọc giống sắn nói riêng đều được tiến hành trên đồng ruộng trong một điều kiện nhất định bằng cách đo đếm các tính trạng nông học.
Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ sắn, phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.
Qua theo dõi tỷ lệ, thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2:
Bảng 3.2. Tỷ lệ, thời gian mọc mầm của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Công thức Tên dòng, giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian mọc mầm (ngày) 1 SLT (Đ/C) 98 21 2 GM 444-2 98 19 3 RAYONG 9 100 18 4 KM 98-7 100 19 5 SVN-12 100 18 6 KM 21-12 97 20 7 NTB-2 98 21 8 NTB-1 100 18 9 NTB-3 100 20 10 KM 94 99 20 11 NA1 100 20
Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy:
- Thời gian mọc mầm của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 18 - 21 ngày. Các dòng Rayong 9, SVN-12, NTB-1 có thời gian mọc mầm nhanh nhất (18 ngày) nhanh hơn giống đối chứng SLT 3 ngày. Dòng NTB-2 và giống đối chứng SLT có thời gian mọc mầm muộn nhất với 21 ngày.
- Tỷ lệ mọc mầm của 11 dòng, giống tham gia thí nghiệm đạt từ 97 - 100%. Có 6/11 giống tham gia thí nghiệm đạt tỷ lệ mọc mầm 100%, đó là Rayong 9, KM 98-7, SVN-12, NTB-1, NTB-3 và NA1. Giống có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là KM 21-12 đạt 97%.
Như vậy trong cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn là khác nhau. Điều này chủ yếu là do tính di truyền của dòng, giống quyết định dẫn đến các dòng, giống khác nhau thì tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm cũng khác nhau.
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống sắn thí nghiệm
Theo dõi, đánh giá tốc độ sinh trưởng thân, lá là chỉ tiêu quan trọng giúp chúng ta đánh giá được tiềm năng cho năng suất của các dòng, giống sắn. Trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi tốc độ sinh trưởng của các dòng, giống sắn qua hai chỉ tiêu chiều cao cây và tốc độ ra lá.
Sắn thuộc loại cây hai lá mầm, dạng thân gỗ, sự sinh trưởng của cây phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh tượng tầng. Chiều cao cây sắn được quyết định bởi mô phân sinh đỉnh và nó chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố như giống, điều kiện canh tác, điều kiện ánh sáng. Nếu chăm sóc tốt cây sinh trưởng nhanh và ngược lại trồng mật độ quá dày, cây thiếu ánh sáng để quang hợp cây sẽ rất cao và nhỏ.
Trong cùng một điều kiện sống thì chiều cao của cây sắn được quyết định bởi giống. Chiều cao cây ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của cây. Cây cao số lá nhiều thuận lợi cho quá trình quang hợp tích lũy vật chất khô. Nếu quá cao các lá che lấp nhau ảnh hưởng đến quang hợp, khả năng chống đổ kém, không có nhiều chất hữu cơ chuyển về củ, củ sẽ bé, năng suất thấp.
Do vậy trong chọn tạo giống sắn cần chọn tạo giống sắn có chiều cao trung bình để vừa chọn tạo được khả năng quang hợp vừa có khả năng chống đổ tốt. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị tính: cm/ngày) Công thức Tên dòng, giống Tháng sau trồng 4 5 6 7 1 SLT (Đ/C) 0.98 1.09 1.18 1.14 2 GM 444-2 1.01 1.14 1.23 1.20 3 RAYONG 9 1.54 1.84 2.22 1.97 4 KM 98-7 1.02 1.13 1.22 1.18 5 SVN-12 0.98 1.09 1.16 1.12 6 KM 21-12 0.72 0.87 0.97 0.93 7 NTB-2 0.78 0.86 0.95 0.90 8 NTB-1 0.80 0.84 0.87 0.83 9 NTB-3 0.99 1.12 1.23 1.17 10 KM 94 0.68 0.87 0.95 0.89 11 NA1 1.02 1.12 1.21 1.16 CV (%) 5.7 2.6 1.5 1.8 LSD05 0.94 0.48 0.32 0.36
Qua bảng số liệu 3.3 ta thấy:
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn thí nghiệm bắt đầu phát triển tốt ở tháng thứ 3 sau trồng, tăng nhanh từ tháng thứ 4, 5 sau trồng và đạt cao nhất ở tháng thứ 5.
- Sau trồng 4 tháng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của dòng, giống thí nghiệm tương đương với giống đối chứng SLT, dao động từ 0.72 – 1.54 cm/ngày. Giống Rayong 9 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh
nhất ( 1.54 cm/ngày) cao hơn giống đối chứng SLT 0.56 cm/ngày. Giống KM 94 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất ( 0.68 cm/ngày) thấp hơn giống đối chứng 0.3 cm/ngày.
Trong cùng một giống sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa tháng 4 và tháng 5 sau trồng cao nhất là 0.3 cm/ngày ( KM 94), thấp nhất là 0.04 cm/ngày ( NTB-1), trong khi đó ở tháng thứ 5 và thứ 6 sự chênh lệch giữa hai tháng đạt cao nhất là 0.38 cm/ngày ( Rayong 9) thấp nhất là dòng NTB-1 với 0.03 cm/ngày.
- Ở tháng thứ 5, 6 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng mạnh nhất, dao động từ 0.86 – 1.84 cm/ngày ở tháng thứ 4 và từ 0.87 – 2.22 cm/ ngày ở tháng thứ 5. Sự tăng trưởng của các giống đạt cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng. Giống Rayong 9 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất, cao hơn giống đối chứng sắn lá tre 1.04 cm/ngày ở tháng thứ 6 sau trồng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các dòng, giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng.
- Ở tháng thứ 7 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần, dao động từ 0.83 – 1.97 cm/ngày và hầu như không thay đổi ở những tháng tiếp theo. Trong cùng một giống sự chênh lệch giữa tháng 5 và tháng 6 cao nhất là 0.25 cm/ngày, thấp nhất là dòng GM 444-2 với 0.03 cm/ngày. Đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.
Qua phân tích trên ta thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống KM 21-12, SVN-12, NTB-1 phát triển ổn định nhất, giữa các tháng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có mức chênh lệch không nhiều. Giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chênh lệch giữa các tháng cao nhất là Rayong 9 và KM 94.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy trong cùng một điều kiện sống như nhau, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các giống sắn trong cùng một tháng là khác nhau.