Chất lượng của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn lọc một số giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 57)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.2.Chất lượng của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Năng suất và chất lượng là hai yếu tố luôn được quan tâm. Hiện nay, người trồng sắn không chỉ quan tâm đến mỗi năng suất củ tươi mà còn quan tâm đến phẩm chất của sắn. Chỉ tiêu phẩm chất mang tính đặc biệt quan trọng để người tiêu dùng có hướng sử dụng thích hợp. Trong thí nghiệm tôi đã tiến hành phân tích tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn.

Bảng 3.10: Chất lượng của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

CT Tên dòng, giống sắn Tỷ lệ chất khô (%)

NS củ khô (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) NS tinh bột (tấn/ha) 1 SLT (Đ/C) 38.57 13.39 25.50 8.85 2 GM 444-2 37.86 15.40 26.33 10.72 3 RAYONG 9 39.63 15.34 28.60 11.08 4 KM 98-7 37.64 15.19 26.10 10.54 5 SVN-12 38.53 11.69 27.23 8.26 6 KM 21-12 39.12 13.30 27.97 9.51 7 NTB-2 38.63 10.44 27.43 7.42 8 NTB-1 39.02 9.91 27.27 6.92 9 NTB-3 38.34 9.59 26.90 6.73 10 KM 94 40.37 13.19 29.53 9.65 11 NA1 40.37 11.44 29.50 8.35 CV (%) 2.4 19.7 1.3 1.3 LSD05 1.57 4.24 0.62 0.62 3.5.2.1. Tỷ lệ chất khô (TLCK)

Muốn tăng năng suất và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có lỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm. Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Qua phân tích tỷ lệ chất khô ở bảng 3.10, ta thấy:

Tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 37.64 – 40.37 %. Các giống KM 94, NA1, Rayong 9, KM 21-12, NTB-1, NTB-2 có tỷ lệ chất khô cao hơn giống đối chứng SLT từ 0.06 – 1.80 %. Giống KM 94 và NA1 có tỷ lệ chất khô cao nhất ( 40.37 %) cao hơn giống đối chứng SLT 1.80% chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Các dòng, giống còn lại có tỷ lệ chất khô thấp hơn giống đối chứng SLT từ 0.04 – 0.93 %. Thấp nhất là giống KM 98-7 có tỷ lệ chất khô đạt 37.64 %, thấp hơn giống đối chứng SLT là 0.93 %.

3.5.2.2.Năng suất củ khô (NSCK)

Năng suất củ khô là sản phẩm chính của cây sắn, đây là quá trình chế tách tinh bột làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. Trong thực tế người sản xuất đưa về dạng củ khô để bảo quản. Năng suất củ khô của một giống sắn được quyết định bởi năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô.

Bảng 3.11: So sánh năng suất củ khô của các dòng, giống sán thí nghiệm với giống đối chứng SLT

Công thức

Tên dòng, giống sắn

Năng suất củ khô Năng

suất (tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng SLT

(Tăng +, giảm -) Tấn/ha % 1 SLT (Đ/C) 13.39 0.00 0.00 2 GM 444-2 15.40 + 2.01 + 15.01 3 RAYONG 9 15.34 + 1.95 + 14.56 4 KM 98-7 15.19 + 1.80 + 13.44 5 SVN-12 11.69 - 1.70 - 12.70 6 KM 21-12 13.30 - 0.09 - 0.67 7 NTB-2 10.44 - 2.95 - 22.03 8 NTB-1 9.91 - 3.48 - 25.99 9 NTB-3 9.59 - 3.80 - 28.38 10 KM 94 13.19 - 0.20 - 1.49 11 NA1 11.44 - 1.95 - 14.56 CV (%) 19.7 LSD05 4.24

Qua phân tích số liệu bảng 3.11 ta thấy các dòng, giống sắn thí nghiệm có NSCK tương đương giống đối chứng SLT, dao động từ 9.59 – 15.40 tấn/ha.

Giống GM 444-2 có năng suất củ khô cao nhất ( 15.40 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng SLT ( 13.39 tấn/ha) là 15.01 %. Tiếp theo là giống

Rayong 9 có năng suất củ khô đạt 15.34 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng SLT 1.95 tấn/ha ( tăng 14.56 %) và giống KM 98-7 ( 15.19 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng SLT 13.44 %.

Các dòng, giống còn lại đều có NSCK thấp hơn giống đối chứng SLT từ 0.09 – 3.80 tấn/ha. Dòng NTB-3 có năng suất củ khô thấp nhất ( 9.59 tấn/ha) thấp hơn giống đối chứng SLT 28.38 %.

3.5.2.3.Tỷ lệ tinh bột (TLTB)

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp đến chất lượng của các dòng, giống sắn. Những dòng, giống sắn có chất lượng tốt là những dòng, giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại, những dòng, giống có tỷ lệ tinh bột thấp thì chất lượng kém. Qua phân tích đánh giá số liệu bảng 3.10 ta thấy:

Tỷ lệ tinh bột của các dòng, giống sắn thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng, dao động từ 25.50 – 29.53 %.

Giống KM 98-7 có tỷ lệ tinh bột thấp nhất ( 26.10 %) cao hơn giống đối chứng SLT ( 25.50 %) là 2.35 %.

Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ tinh bột cao hơn giống đối chứng từ 0.83 – 4.03 % chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống KM 94 có tỷ lệ tinh bột cao nhất ( 29.53 %) cao hơn giống đối chứng SLT 15.8 %. Tiếp đến là giống NA1 có tỷ lệ tinh bột đạt 29.50 %, cao hơn 15.69 % so với giống đối chứng sắn lá tre. Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ tinh bột cao hơn so với giống đối chứng từ 3.25 – 12.16 %.

Từ kết quả trên cho thấy các giống KM 94, NA1, Rayong 9 là những giống dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng so với các dòng, giống sắn khác tham gia thí nghiệm.

3.5.2.4. Năng suất tinh bột (NSTB)

NSTB là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống đó. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển nên việc tạo ra những giống sắn có NSTB cao có ý nghĩa rất lớn.

Bảng 3.12: So sánh năng suất tinh bột của các dòng, giống sán thí nghiệm với giống đối chứng SLT

Công thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên dòng, giống sắn

Năng suất tinh bột Năng

suất (tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng SLT

(Tăng +, giảm -) Tấn/ha % 1 SLT (Đ/C) 8.85 0.00 0.00 2 GM 444-2 10.72 + 1.87 + 21.13 3 RAYONG 9 11.08 + 2.23 + 25.20 4 KM 98-7 10.54 + 1.69 + 19.10 5 SVN-12 8.26 - 0.59 - 6.67 6 KM 21-12 9.51 + 0.66 + 7.46 7 NTB-2 7.42 - 1.43 - 16.16 8 NTB-1 6.92 - 1.93 - 21.81 9 NTB-3 6.73 - 2.12 - 23.95 10 KM 94 9.65 + 0.80 + 9.04 11 NA1 8.35 - 0.50 - 5.65 CV (%) 1.3 LSD05 0.62

Qua bảng số liệu 3.12 ta thấy:

Các dòng giống sắn thí nghiệm có năng suất tinh bột tương đương với giống đối chứng, dao động từ 6.73 – 11.08 tấn/ha.

Trong đó, các giống Rayong 9, GM 444-2, KM 98-7, KM 94, KM 21-12 có NSTB cao hơn giống đối chứng SLT từ 0.66 – 2.23 tấn/ha. Giống Rayong 9 có năng suất tinh bột cao nhất ( 11.08 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng sắn lá tre 25.20 %. Tiếp theo là giống GM 444-2 có năng suất tinh bột đạt 10.72 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng SLT 21.13 %.

Các dòng, giống còn lại đều có NSTB thấp hơn giống đối chứng SLT từ 0.50 – 2.12 tấn/ha. Dòng NTB-3 có năng suất tinh bột thấp nhất đạt 6.73 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng sắn lá tre 23.95 %.

Từ kết quả trên cho thấy các giống KM 94, Rayong 9, GM 444-2 là những dòng có tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột cao hơn giống đối chứng sắn lá tre và các dòng, giống khác trong thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn lọc một số giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 57)