Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn lọc một số giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 68)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn (QCVN 01-61 : 2011/BNNPTNT)

2.4.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Thời gian mọc (ngày): Từ ngày trồng đến khi có 50% số mầm mọc lên khỏi mặt đất.

- Tỉ lệ mọc (%): Số cây mọc/tổng số hom trồng.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Trong mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây theo đường chéo, 10 ngày đo 1 lần.

- Chiều cao phân cành (cm): Đo từ mặt đất tới điểm phân cành.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng vào giai đoạn chín. Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây theo đường chéo.

- Tốc độ ra lá (lá/ngày): Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, đếm số lá mới ra sau 10 ngày, dùng phương pháp đánh dấu để biết số lá mới ra trong 10 ngày.

- Tuổi thọ lá: Theo dõi từ khi lá xuất hiện đến khi lá đổi màu.

2.4.3.2. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Chiều dài củ, đường kính củ (cm): Phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) chọn mỗi loại 5 củ để đo chiều dài, đường kính củ.

- Số củ/gốc: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây đếm tổng số củ lấy giá trị trung bình.

- Khối lượng củ/gốc: Cân khối lượng củ 5 cây lấy giá trị trung bình.

- Năng suất củ tươi = Khối lượng củ trung bình của 1 gốc x mật độ cây/ha. - Năng suất thân lá = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha. - Năng suất sinh vật học = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá. - Năng suất củ khô = Năng suất củ tươi x Tỷ lệ chất khô.

- Năng suất tinh bột = Năng suất củ tươi x Tỷ lệ tinh bột. - Chỉ số thu hoạch (HI):

Năng suất củ tươi

HI = x 100

Năng suất sinh vật học

2.4.3.3 Chỉ tiêu về chất lượng các giống sắn thí nghiệm

- Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột: Xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5kg củ tươi cân trong không khí và trong nước để xác định chất khô theo công thức sau:

Y =

A

x 158,3 - 142,0 A - B

Trong đó: Y là tỷ lệ chất khô (%)

A là khối lượng củ tươi cân trong không khí (kg) B là khối lượng củ tươi cân trong nước (kg)

* So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Số liệu thí nghiệm được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trong Excel. - Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học IRRISTAT.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu tỉnh Phú Thọ năm 2011

Sắn là cây trồng tương đối dễ tính, có thể sinh trưởng phát triển ở các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất và chất lượng thì cây sắn cũng yêu cầu điều kiện khí hậu khá khắt khe. Bộ phận đem lại hiệu quả kinh tế là củ khá mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Trong giai đoạn hình thành và phát triển củ, cây sắn cần nhiệt độ cao và số giờ chiếu sáng nhiều từ 8h/ngày trở lên.

- Yếu tố nhiệt độ:

Do có nguồn gốc nhiệt đới nên cây sắn yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt từ 23 – 270C. Ngưỡng nhiệt độ để cây sắn sinh phát triển từ 10 – 400C. Nếu nằm ngoài khoảng nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình quang hợp và hô hấp, năng suất và phẩm chất của cây sắn. Do đó tại các vùng sinh thái khác nhau cây sắn có thời gian sinh trưởng khác nhau.

- Yếu tố ánh sáng:

Sắn là cây trồng có khả năng tích luỹ đường, bột mạnh hơn nhiều so với cây trồng khác do vậy nó rất cần ánh sáng. Nếu cường độ chiếu sáng thấp và số giờ chiếu sáng ngắn thì chỉ số diện tích lá thấp, thân cây nhỏ dẫn đến quá trình phân hoá và hình thành củ kém.

- Yếu tố nước:

Sắn là cây trồng ưa khô và có khả năng chịu hạn nhưng để cây cho năng suất cao thì cần phải đủ độ ẩm cần thiết. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với sắn trong khoảng 1000 – 2000 mm.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau yêu cầu về lượng nước của cây sắn là khác nhau. Giai đoạn đầu, sự phát triển thân lá yêu cầu lượng nước cao. Giai đoạn phình to củ và tích luỹ tinh bột nhu cầu về nước giảm vì nhiều nước ở giai đoạn này thì tỉ lệ tinh bột trong củ sẽ giảm.

Trong năm 2011, tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Đặc điểm thời tiết khí hậu năm 2011 tại tỉnh Phú Thọ

Tháng Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm trung bình (0C) Tổng lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 1 17,7 27,2 10,5 79,0 83,4 33,0 2 20,5 32,8 10,1 79,0 5,8 88,0 3 21,5 31,2 13,3 80,0 49,7 39,0 4 23,0 31,3 14,1 86,0 119,6 52,0 5 27,8 38,0 22,6 84,0 206,5 107,0 6 29,5 37,8 24,0 80,0 211,4 135,0 7 29,7 38,3 23,2 81,0 367,1 178,0 8 27,8 34,9 23,6 85,0 328,2 147,0 9 27,9 35,4 21,1 83,0 166,6 166,0 10 25,1 32,9 12,7 77,0 8,7 142,0 11 20,9 30,2 13,2 74,0 3,1 117,0 12 18,5 26,5 12,3 75,0 5,4 92,0

Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình khí hậu trong năm biến đổi thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của sắn.

- Thời gian trồng sắn vào ngày 4 tháng 4 có nhiệt độ trung bình 230C – 250C, ẩm độ trung bình 80% - 86% thuận lợi cho hom sắn mọc mầm.

- Từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình từ 27,80C - 27,9 0C, lượng mưa dao động từ 166,6 mm - 206,5 mm, cao nhất đạt đến 367,1mm ở tháng 7. Số giờ nắng cũng đạt cực đại trong giai đoạn này thuận lợi cho sự sinh trưởng thân lá và tích luỹ dinh dưỡng cho cây sắn.

- Tháng 10 và tháng 11 nhiệt độ giảm dần, tháng 10 nhiệt độ trung bình là 25,10C, tháng 11 là 20,90C. Theo đó ẩm độ, lượng mưa và số giờ nắng cũng giảm dần. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng vào củ.

3.2. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của các dòng, giống sắn thí nghiệm

3.2.1. Tỷ lệ, thời gian mọc mầm

Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và chọn lọc giống sắn nói riêng đều được tiến hành trên đồng ruộng trong một điều kiện nhất định bằng cách đo đếm các tính trạng nông học.

Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ sắn, phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.

Qua theo dõi tỷ lệ, thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tỷ lệ, thời gian mọc mầm của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Công thức Tên dòng, giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian mọc mầm (ngày) 1 SLT (Đ/C) 98 21 2 GM 444-2 98 19 3 RAYONG 9 100 18 4 KM 98-7 100 19 5 SVN-12 100 18 6 KM 21-12 97 20 7 NTB-2 98 21 8 NTB-1 100 18 9 NTB-3 100 20 10 KM 94 99 20 11 NA1 100 20

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy:

- Thời gian mọc mầm của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 18 - 21 ngày. Các dòng Rayong 9, SVN-12, NTB-1 có thời gian mọc mầm nhanh nhất (18 ngày) nhanh hơn giống đối chứng SLT 3 ngày. Dòng NTB-2 và giống đối chứng SLT có thời gian mọc mầm muộn nhất với 21 ngày.

- Tỷ lệ mọc mầm của 11 dòng, giống tham gia thí nghiệm đạt từ 97 - 100%. Có 6/11 giống tham gia thí nghiệm đạt tỷ lệ mọc mầm 100%, đó là Rayong 9, KM 98-7, SVN-12, NTB-1, NTB-3 và NA1. Giống có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là KM 21-12 đạt 97%.

Như vậy trong cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn là khác nhau. Điều này chủ yếu là do tính di truyền của dòng, giống quyết định dẫn đến các dòng, giống khác nhau thì tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm cũng khác nhau.

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Theo dõi, đánh giá tốc độ sinh trưởng thân, lá là chỉ tiêu quan trọng giúp chúng ta đánh giá được tiềm năng cho năng suất của các dòng, giống sắn. Trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi tốc độ sinh trưởng của các dòng, giống sắn qua hai chỉ tiêu chiều cao cây và tốc độ ra lá.

Sắn thuộc loại cây hai lá mầm, dạng thân gỗ, sự sinh trưởng của cây phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh tượng tầng. Chiều cao cây sắn được quyết định bởi mô phân sinh đỉnh và nó chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố như giống, điều kiện canh tác, điều kiện ánh sáng. Nếu chăm sóc tốt cây sinh trưởng nhanh và ngược lại trồng mật độ quá dày, cây thiếu ánh sáng để quang hợp cây sẽ rất cao và nhỏ.

Trong cùng một điều kiện sống thì chiều cao của cây sắn được quyết định bởi giống. Chiều cao cây ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của cây. Cây cao số lá nhiều thuận lợi cho quá trình quang hợp tích lũy vật chất khô. Nếu quá cao các lá che lấp nhau ảnh hưởng đến quang hợp, khả năng chống đổ kém, không có nhiều chất hữu cơ chuyển về củ, củ sẽ bé, năng suất thấp.

Do vậy trong chọn tạo giống sắn cần chọn tạo giống sắn có chiều cao trung bình để vừa chọn tạo được khả năng quang hợp vừa có khả năng chống đổ tốt. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

(Đơn vị tính: cm/ngày) Công thức Tên dòng, giống Tháng sau trồng 4 5 6 7 1 SLT (Đ/C) 0.98 1.09 1.18 1.14 2 GM 444-2 1.01 1.14 1.23 1.20 3 RAYONG 9 1.54 1.84 2.22 1.97 4 KM 98-7 1.02 1.13 1.22 1.18 5 SVN-12 0.98 1.09 1.16 1.12 6 KM 21-12 0.72 0.87 0.97 0.93 7 NTB-2 0.78 0.86 0.95 0.90 8 NTB-1 0.80 0.84 0.87 0.83 9 NTB-3 0.99 1.12 1.23 1.17 10 KM 94 0.68 0.87 0.95 0.89 11 NA1 1.02 1.12 1.21 1.16 CV (%) 5.7 2.6 1.5 1.8 LSD05 0.94 0.48 0.32 0.36

Qua bảng số liệu 3.3 ta thấy:

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn thí nghiệm bắt đầu phát triển tốt ở tháng thứ 3 sau trồng, tăng nhanh từ tháng thứ 4, 5 sau trồng và đạt cao nhất ở tháng thứ 5.

- Sau trồng 4 tháng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của dòng, giống thí nghiệm tương đương với giống đối chứng SLT, dao động từ 0.72 – 1.54 cm/ngày. Giống Rayong 9 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh

nhất ( 1.54 cm/ngày) cao hơn giống đối chứng SLT 0.56 cm/ngày. Giống KM 94 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất ( 0.68 cm/ngày) thấp hơn giống đối chứng 0.3 cm/ngày.

Trong cùng một giống sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa tháng 4 và tháng 5 sau trồng cao nhất là 0.3 cm/ngày ( KM 94), thấp nhất là 0.04 cm/ngày ( NTB-1), trong khi đó ở tháng thứ 5 và thứ 6 sự chênh lệch giữa hai tháng đạt cao nhất là 0.38 cm/ngày ( Rayong 9) thấp nhất là dòng NTB-1 với 0.03 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 5, 6 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng mạnh nhất, dao động từ 0.86 – 1.84 cm/ngày ở tháng thứ 4 và từ 0.87 – 2.22 cm/ ngày ở tháng thứ 5. Sự tăng trưởng của các giống đạt cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng. Giống Rayong 9 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất, cao hơn giống đối chứng sắn lá tre 1.04 cm/ngày ở tháng thứ 6 sau trồng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các dòng, giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng.

- Ở tháng thứ 7 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần, dao động từ 0.83 – 1.97 cm/ngày và hầu như không thay đổi ở những tháng tiếp theo. Trong cùng một giống sự chênh lệch giữa tháng 5 và tháng 6 cao nhất là 0.25 cm/ngày, thấp nhất là dòng GM 444-2 với 0.03 cm/ngày. Đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

Qua phân tích trên ta thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống KM 21-12, SVN-12, NTB-1 phát triển ổn định nhất, giữa các tháng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có mức chênh lệch không nhiều. Giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chênh lệch giữa các tháng cao nhất là Rayong 9 và KM 94.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy trong cùng một điều kiện sống như nhau, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các giống sắn trong cùng một tháng là khác nhau.

3.2.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tích lũy và vận chuyển các chất đồng hóa đi nuôi các bộ phận khác của cây. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng diện tích lá/cây, tổng số lá/cây và khả năng quang hợp, quá trình tích lũy vật chất khô của cây được, trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất củ.

Tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ nhanh chóng đạt được chỉ số diện tích lá cao, quang hợp diễn ra mạnh tạo điều kiện cho việc hình thành năng suất củ. Nếu tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tích lá trên cây thấp, khả năng quang hợp của cây kém, cây sinh trưởng còi cọc dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém. Tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng, đặc tính của giống, sự thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác.

Quá trình ra lá của cây sắn diễn ra đồng thời với quá trình tích lũy vật chất khô vào củ. Vì vậy tốc độ ra lá quá cao, dinh dưỡng tập trung cho quá trình hình thành thân lá nhiều sẽ giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ cho củ bé và nhiều xơ.

- Sự tăng trưởng chiều cao cây và quá trình ra lá mới diễn ra đồng thời và tỷ lệ thuận với nhau. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4. Tốc độ ra lá của của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: Lá/ngày

Công thức Tên dòng, giống Tháng sau trồng

4 5 6 7 1 SLT (Đ/C) 1.17 1.08 0.80 0.77 2 GM 444-2 1.02 1.07 0.70 0.52 3 RAYONG 9 1.05 1.12 0.80 0.71 4 KM 98-7 1.07 1.26 0.91 0.78 5 SVN-12 1.15 1.14 0.82 0.60 6 KM 21-12 1.16 1.11 0.82 0.65 7 NTB-2 1.27 0.93 0.63 0.50 8 NTB-1 1.25 1.06 0.81 0.72 9 NTB-3 1.50 1.24 0.75 0.64 10 KM 94 1.04 0.81 0.59 0.51 11 NA1 1.10 1.03 0.82 0.73 CV (%) 15.1 15.5 2.6 3.7 LSD05 0.29 0.29 0.35 0.41

Qua bảng số liệu 3.4 cho ta thấy: Ở tất cả 11 dòng, giống tham gia thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn lọc một số giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)