Khối lượng củ/gốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn lọc một số giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 68)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.4.Khối lượng củ/gốc

Khối lượng củ/gốc là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất củ. Khối lượng củ/gốc là kết quả phản ánh đồng thời cả ba yếu tố: Chiều dài củ, đường kính củ và số củ/gốc. Nếu chiều dài củ lớn, đường kính củ lớn và số củ/gốc nhiều thì khối lượng củ/gốc lớn, năng suất cao. Ngược lại, chiều dài củ ngắn, đường kính củ nhỏ, số củ/gốc ít thì khối lượng củ/gốc nhỏ, năng suất thấp. Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy:

Các dòng, giống sắn thí nghiệm đều có khối lượng củ/gốc tương đương với giống đối chứng, dao động từ 2.70 – 4.07 kg/gốc. Các giống GM 444-2, Rayong 9, KM 98-7 có khối lượng củ/gốc cao hơn giống đối chứng từ 0.40 – 0.60 kg/gốc. Giống GM 444-2 có khối lượng củ/gốc cao nhất (4.07 kg/gốc) cao hơn giống đối chứng SLT là 0.60 kg/gốc. Tiếp theo là giống KM 98-7 đạt 4.03 kg/gốc, cao hơn giống đối chứng SLT là 0.56 kg/gốc.

Các dòng, giống còn lại đều có khối lượng củ/gốc thấp hơn giống đối chứng, dao động từ 0.07 - 0.97 kg/gốc. Dòng NTB-3 có khối lượng củ/gốc thấp nhất (2.5 kg/gốc) thấp hơn giống đối chứng SLT là 0.97 kg/gốc. Tiếp theo là dòng NTB-1 có khối lượng củ/gốc là 2.53 kg/gốc, thấp hơn giống đối chứng 0.94 kg/gốc

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đầy đủ và chính xác nhất về giống. Trong quá trình canh tác, một điều luôn được quan tâm là làm thế nào để nâng cao và ổn định được năng suất sắn. Do đó, ta thấy rằng việc lực chọn được giống sắn tốt là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc năng cao và ổn định năng suất. Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, với mỗi giống khác nhau

sẽ có các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau. Giống nào có chiều dài củ, đường kính củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc cao thì có năng suất củ tươi cao. Năng suất của các dòng, giống sắn thể hiện trong bảng 3.8.

3.5. Năng suất và chất lƣợng của các dòng, giống sắn thí nghiệm

3.5.1. Năng suất của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Bảng 3.8: Năng suất của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Công thức Tên dòng, giống Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Năng suất thân lá (tấn/ha) NS SVH (tấn/ha) Chỉ số thu hoạch (%) 1 SLT (Đ/C) 34.67 25.67 60.33 57.42 2 GM 444-2 40.67 25.67 66.33 60.42 3 RAYONG 9 38.67 17.33 56.00 68.52 4 KM 98-7 40.33 20.10 60.43 66.63 5 SVN-12 30.33 24.00 54.33 55.84 6 KM 21-12 34.00 13.90 47.90 71.01 7 NTB-2 27.00 19.20 46.20 58.00 8 NTB-1 25.33 16.63 41.97 60.19 9 NTB-3 25.00 18.57 43.57 57.41 10 KM 94 32.67 18.77 51.43 63.46 11 NA1 28.33 20.90 49.23 57.53 CV (%) 19 9.5 12.8 6.8 LSD05 10.50 3.24 11.41 7.15

3.5.1.1.Năng suất củ tươi của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Trong quá trình phát triển thân lá, các chất dinh dưỡng và các sản

phẩm quang hợp được tích lũy vào cơ quan kinh tế là củ, làm cho trọng lượng củ tăng dần lên. Trọng lượng củ/gốc nhiều hay ít biều thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. Do đó, trọng lượng củ/gốc cao thì năng suất củ tươi cao và ngược lại. Năng suất củ tươi được tính theo công thức:

Năng suất củ tươi = khối lượng củ/gốc x số cây/ha.

Bảng 3.9: So sánh năng suất củ tươi của các dòng, giống sắn thí nghiệm với giống đối chứng SLT

Công thức

Tên dòng, giống sắn

Năng suất củ tƣơi Năng

suất (tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng SLT

(Tăng +, giảm -) Tấn/ha % 1 SLT (Đ/C) 34.67 0.00 0.00 2 GM 444-2 40.67 + 6.00 + 17.31 3 RAYONG 9 38.67 + 4.00 + 11.54 4 KM 98-7 40.33 + 5.66 + 16.33 5 SVN-12 30.33 - 4.34 - 12.52 6 KM 21-12 34.00 - 0.67 - 1.93 7 NTB-2 27.00 - 7.67 - 22.12 8 NTB-1 25.33 - 9.34 - 26.94 9 NTB-3 25.00 - 9.67 - 27.89 10 KM 94 32.67 - 2.00 - 5.77 11 NA1 28.33 - 6.34 - 18.29 CV (%) 19 LSD05 10.50

Qua số liệu bảng 3.9 ta thấy:

Năng suất củ tươi của các dòng, giống sắn thí nghiệm tương đương với giống đối chứng, dao động từ 25.00 – 40.67 tấn/ha.

Các giống GM 444-2, Rayong 9, KM98-7 có năng suất củ tươi cao hơn giống đối chứng từ 4.0 – 6.0 tấn/ha. Giống GM444-2 có năng suất củ tươi cao nhất đạt 40.67 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng sắn lá tre 17.31 %. Tiếp theo là giống KM 98-7 (40.33 tấn/ha) và Rayong 9 (38.67 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng sắn lá tre từ 11.54 – 16.33 %.

Các dòng, giống còn lại có có năng suất củ tươi thấp hơn giống đối chứng, dao động từ 0.67 - 9.67 tấn/ha. Dòng NTB-3 có có năng suất củ tươi thấp nhất đạt 25.00 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng sắn lá tre là 9.67 tấn/ha (27.89 %). Tiếp theo là dòng NTB-1 có có năng suất củ tươi đạt 25.33 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng 26.94 %.

3.5.1.2. Năng suất thân lá

Năng suất thân lá là khối lượng toàn bộ thân lá của cây thu hoạch được trong từng ô thí nghiệm. Nó là một chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy:

Năng suất thân lá của các dòng, giống thí nghiệm tương đương với giống đối chứng, dao động từ 13.90 – 25.67 tấn/ha. Giống GM 444-2 có năng suất thân lá ngang bằng giống đối chứng đạt 25.67 tấn/ha. Các dòng, giống còn lại đều có năng suất thân lá thấp hơn giống đối chứng từ 1.67 – 11.77 tấn/ha. Giống KM21-12 có năng suất thân lá thấp nhất (13.9 tấn/ha) thấp hơn 1.85 lần so với giống đối chứng sắn lá tre (tương đương 11.77 tấn/ha). Tiếp theo là giống NTB-1 có năng suất thân lá đạt 16.63 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng 9.04 tấn/ha.

3.5.1.3. Năng suất sinh vật học

Năng suất sinh vật học bao gồm năng suất thân lá và năng suất củ tươi. Nó thể hiện tiềm năng sinh học của sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng như ánh sáng, nước, không khí, dinh dưỡng khoáng.

Quá trình phát triển thân lá biểu thị khả năng đồng hóa các yếu tố của điều kiện sống ở môi trường nhất định. Sự tích lũy dinh dưỡng, sản phẩm quang hợp đó vào cơ quan kinh tế - củ sắn. Năng suất sinh vật học đóng vai trò quan trọng vì sắn hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng từ 2 đến 4 tháng. Sự tích lũy vật chất tạo ra do quang hợp biểu thị ở khả năng vận chuyển các chất đó về củ. Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy:

Năng suất sinh vật học của các dòng, giống sắn thí nghiệm tương đương với giống đối chứng, dao động từ 41.97 – 66.33 tấn/ha. Giống GM 444-2 có năng suất sinh vật học cao hơn giống đối chứng 6 tấn/ha, đạt 66.33 tấn/ha. Giống KM 98-7 có năng suất sinh vật học đạt 60.43 tấn/ha cao hơn giống đối chứng 0.10 tấn/ha.

Các giống còn lại đều có năng suất sinh vật học thấp hơn giống đối chứng từ 4.33 – 18.36 tấn/ha. Giống đối chứng có năng suất sinh vật học khá cao, đạt 60.33 tấn/ha. Dòng NTB-1 có năng suất sinh vật học thấp nhất (41.97 tấn/ha) thấp hơn giống đối chứng sắn lá tre là 18.36 tấn/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua những kết quả về năng suất củ tươi, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học trên ta thấy rằng năng suất và các yếu tố cấu thanh năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Giống muốn có được năng suất cao ngoài chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý còn phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen do giống quy định.

3.5.1.4. Chỉ số thu hoạch (HI)

Chỉ số thu hoạch phản ánh xác thực khả năng cho năng suất của các dòng, giống sắn và sự phân phối hợp lý các chất hữu cơ trong cây. Nếu thân lá phát triển mạnh thì chỉ số thu hoạch có cao nhưng tiềm năng năng suất bị hạn chế. Sắn là cây trồng mà năng suất được hình thành và tạo ra từ phần gỗ, các rễ mọc tự nhiên tạo thành củ. Cây sắn hình thành củ ngay sau trồng 2 tháng và ổn định ở tháng thứ 4. Do đó, cây sắn cần một hàm lượng dinh dưỡng nhất định để hình thành củ và phát triển thân lá. Mặt khác, cơ quan kinh tế của sắn nằm dưới đất nên không cần thiết phải có nhiều cành lá để mang sản phẩm như cây trồng khác.

Tuy nhiên, thân lá phải đủ và duy trì diện tích lá thích hợp để quang hợp và tích lũy vật chất khô. Qua số liệu bảng 3.8 ta thấy:

Các dòng, giống thí nghiệm có chỉ số thu hoạch dao động từ 57.41 – 68.52 %. Các giống Rayong 9, KM 98-7, KM 21-12 có chỉ số thu hoạch cao hơn hẳn so với giống đối chứng từ 9.21 – 13.59 % chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các dòng, giống còn lại có chỉ số thu hoạch tương đương hoặc thấp hơn giống đối chứng. Giống SVN-12 có chỉ số thu hoạch thấp nhất (55.84 %) thấp hơn giống đối chứng 1.58%.

Chỉ số thu hoạch này phản ánh xác thực khả năng cho năng suất của các dòng, giống sắn và sự phân phối hợp lý các chất hữu cơ trong cây. Nếu thân lá phát triển mạnh thì chỉ số thu hoạch có cao nhưng tiềm năng năng suất bị hạn chế. Sắn là cây trồng mà năng suất được hình thành và tạo ra từ phần gỗ, các rễ mọc tự nhiên tạo thành củ. Cây sắn hình thành củ ngay sau trồng 2 tháng và ổn định ở tháng thứ 4. Do đó, cây sắn cần một hàm lượng dinh dưỡng nhất định để hình thành củ và phát triển thân lá. Mặt khác, cơ quan kinh tế của sắn nằm dưới đất nên không cần thiết phải có nhiều cành lá để mang sản phẩm như cây trồng khác.

Tuy nhiên, thân lá phải đủ và duy trì diện tích lá thích hợp để quang hợp và tích lũy vật chất khô.

3.5.2. Chất lượng của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Năng suất và chất lượng là hai yếu tố luôn được quan tâm. Hiện nay, người trồng sắn không chỉ quan tâm đến mỗi năng suất củ tươi mà còn quan tâm đến phẩm chất của sắn. Chỉ tiêu phẩm chất mang tính đặc biệt quan trọng để người tiêu dùng có hướng sử dụng thích hợp. Trong thí nghiệm tôi đã tiến hành phân tích tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn.

Bảng 3.10: Chất lượng của 11 dòng, giống sắn thí nghiệm tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

CT Tên dòng, giống sắn Tỷ lệ chất khô (%)

NS củ khô (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) NS tinh bột (tấn/ha) 1 SLT (Đ/C) 38.57 13.39 25.50 8.85 2 GM 444-2 37.86 15.40 26.33 10.72 3 RAYONG 9 39.63 15.34 28.60 11.08 4 KM 98-7 37.64 15.19 26.10 10.54 5 SVN-12 38.53 11.69 27.23 8.26 6 KM 21-12 39.12 13.30 27.97 9.51 7 NTB-2 38.63 10.44 27.43 7.42 8 NTB-1 39.02 9.91 27.27 6.92 9 NTB-3 38.34 9.59 26.90 6.73 10 KM 94 40.37 13.19 29.53 9.65 11 NA1 40.37 11.44 29.50 8.35 CV (%) 2.4 19.7 1.3 1.3 LSD05 1.57 4.24 0.62 0.62 3.5.2.1. Tỷ lệ chất khô (TLCK)

Muốn tăng năng suất và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có lỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm. Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Qua phân tích tỷ lệ chất khô ở bảng 3.10, ta thấy:

Tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 37.64 – 40.37 %. Các giống KM 94, NA1, Rayong 9, KM 21-12, NTB-1, NTB-2 có tỷ lệ chất khô cao hơn giống đối chứng SLT từ 0.06 – 1.80 %. Giống KM 94 và NA1 có tỷ lệ chất khô cao nhất ( 40.37 %) cao hơn giống đối chứng SLT 1.80% chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Các dòng, giống còn lại có tỷ lệ chất khô thấp hơn giống đối chứng SLT từ 0.04 – 0.93 %. Thấp nhất là giống KM 98-7 có tỷ lệ chất khô đạt 37.64 %, thấp hơn giống đối chứng SLT là 0.93 %.

3.5.2.2.Năng suất củ khô (NSCK)

Năng suất củ khô là sản phẩm chính của cây sắn, đây là quá trình chế tách tinh bột làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. Trong thực tế người sản xuất đưa về dạng củ khô để bảo quản. Năng suất củ khô của một giống sắn được quyết định bởi năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô.

Bảng 3.11: So sánh năng suất củ khô của các dòng, giống sán thí nghiệm với giống đối chứng SLT

Công thức

Tên dòng, giống sắn

Năng suất củ khô Năng

suất (tấn/ha)

Chênh lệch so với giống đối chứng SLT

(Tăng +, giảm -) Tấn/ha % 1 SLT (Đ/C) 13.39 0.00 0.00 2 GM 444-2 15.40 + 2.01 + 15.01 3 RAYONG 9 15.34 + 1.95 + 14.56 4 KM 98-7 15.19 + 1.80 + 13.44 5 SVN-12 11.69 - 1.70 - 12.70 6 KM 21-12 13.30 - 0.09 - 0.67 7 NTB-2 10.44 - 2.95 - 22.03 8 NTB-1 9.91 - 3.48 - 25.99 9 NTB-3 9.59 - 3.80 - 28.38 10 KM 94 13.19 - 0.20 - 1.49 11 NA1 11.44 - 1.95 - 14.56 CV (%) 19.7 LSD05 4.24

Qua phân tích số liệu bảng 3.11 ta thấy các dòng, giống sắn thí nghiệm có NSCK tương đương giống đối chứng SLT, dao động từ 9.59 – 15.40 tấn/ha.

Giống GM 444-2 có năng suất củ khô cao nhất ( 15.40 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng SLT ( 13.39 tấn/ha) là 15.01 %. Tiếp theo là giống

Rayong 9 có năng suất củ khô đạt 15.34 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng SLT 1.95 tấn/ha ( tăng 14.56 %) và giống KM 98-7 ( 15.19 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng SLT 13.44 %.

Các dòng, giống còn lại đều có NSCK thấp hơn giống đối chứng SLT từ 0.09 – 3.80 tấn/ha. Dòng NTB-3 có năng suất củ khô thấp nhất ( 9.59 tấn/ha) thấp hơn giống đối chứng SLT 28.38 %.

3.5.2.3.Tỷ lệ tinh bột (TLTB) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp đến chất lượng của các dòng, giống sắn. Những dòng, giống sắn có chất lượng tốt là những dòng, giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại, những dòng, giống có tỷ lệ tinh bột thấp thì chất lượng kém. Qua phân tích đánh giá số liệu bảng 3.10 ta thấy:

Tỷ lệ tinh bột của các dòng, giống sắn thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng, dao động từ 25.50 – 29.53 %.

Giống KM 98-7 có tỷ lệ tinh bột thấp nhất ( 26.10 %) cao hơn giống đối chứng SLT ( 25.50 %) là 2.35 %.

Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ tinh bột cao hơn giống đối chứng từ 0.83 – 4.03 % chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống KM 94 có tỷ lệ tinh bột cao nhất ( 29.53 %) cao hơn giống đối chứng SLT 15.8 %. Tiếp đến là giống NA1 có tỷ lệ tinh bột đạt 29.50 %, cao hơn 15.69 % so với giống đối chứng sắn lá tre. Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ tinh bột cao hơn so với giống đối chứng từ 3.25 – 12.16 %.

Từ kết quả trên cho thấy các giống KM 94, NA1, Rayong 9 là những giống dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng so với các dòng, giống sắn khác tham gia thí nghiệm.

3.5.2.4. Năng suất tinh bột (NSTB)

NSTB là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống đó. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển nên việc tạo ra những giống sắn có NSTB cao có ý nghĩa rất lớn.

Bảng 3.12: So sánh năng suất tinh bột của các dòng, giống sán thí nghiệm với giống đối chứng SLT

Công thức

Tên dòng, giống sắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn lọc một số giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 68)