4. Điểm mới của đề tài
3.2.2. Sản lƣợng trứng, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống
Sản lƣợng trứng đánh giá khả năng sinh sản của một đàn gà hay một mái, nó có ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tỷ lệ đẻ là thƣớc đo đánh giá năng suất trứng của gà sinh sản. Nếu tỷ lệ đẻ tăng cao, thời gian đẻ kéo dài sẽ cho năng suất trứng cao. Nó phản ánh kết quả của quá trình nuôi dƣỡng hợp lý, dinh dƣỡng cân bằng, thỏa mãn đủ nhu cầu sinh lý sinh sản của gà. Cũng nhƣ các giống gia cầm khác, tỷ lệ đẻ của gà Lƣơng Phƣợng cũng tuân theo quy luật, thấp ở những tuần đầu, sau đó tăng dần đạt tới đỉnh cao ở các tuần cuối của tháng đẻ thứ 2 và tháng đẻ thứ 3.
Tỷ lệ trứng giống là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi gà bố mẹ, nó cũng là thƣớc đo việc thực hiện quy trình chăm sóc và chế độ nuôi dƣỡng. Kết quả ảnh hƣởng của các mức bột cỏ trong khẩu phần đến sản lƣợng trứng, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống đƣợc thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Sản lƣợng trứng, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống
Chỉ tiêu Đơn
vị ĐC TN1 TN2 TN3 P
Thời gian TN Ngày 91 91 91 91 -
SL trứng/lô quả 2990 3030 3056 3048 - NST/tuần quả 4,620,16 4,670,16 4,710,16 4,700,17 0,976 NST cộng dồn quả 59,99 60,68 61,25 61,04 _ Tỷ lệ đẻ BQ % 65,932,35 66,682,38 67,312,35 67,082,46 0,995 Tổng số trứng giống quả 2772 2819 2853 2813 _ TL trứng giống % 92,701,00 93,040,97 93,350,99 92,300,84 0,879
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở bảng cho thấy các mức bổ sung bột cỏ stylosanthes trong khẩu phần không ảnh hƣởng đến khả năng đẻ trứng của gà Lƣơng Phƣợng. Qua 13 tuần đẻ, năng suất trứng cao nhất ở lô TN2 (61,25 quả) và thấp nhất ở lô ĐC (59,99 quả). Tuy nhiên, sự sai khác này là nhỏ, không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao ở lô TN2 là 67,31% có xu hƣớng cao và sớm hơn các lô còn lại 1 tuần.
Kết quả thí nghiệm cho thấy với các mức 0%, 4%, 6%, 8% bột cỏ
stylosanthes trong khẩu phần ăn làm cho tỷ lệ đẻ có xu hƣớng tăng nhẹ theo mức tăng bột cỏ stylosanthes từ 4% đến 6% và giảm nhẹ ở mức bổ sung 8%. Tỷ lệ trứng giống cũng có kết quả tƣơng tự. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các mức là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Kết quả này cũng tƣơng tự với kết quả nghiên cứu về tác động của bột cỏ stylosanthes của Onwudike O. C. and Adegbola A. A. (1978) [62]. Cũng nhƣ nghiên cứu của Wisitiporn Suksombat và Cs (2006) [73] khi cho ăn bột lá Desmanthus virgatus.
Onwudike O. C. and Adegbola A. A. (1978) [62] nghiên cứu những tác động của việc tăng tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần cho biết việc bổ sung bột cỏ stylo cao hơn 10% trong khẩu phần thức ăn đã làm giảm khả năng sản xuất trứng (P <0,01).
Trong nghiên cứu của Wisitiporn Suksombat và Cs (2006) [73] sản lƣợng trứng giảm đáng kể ở mức bổ sung cao nhất 8% bột cỏ Desmanthus virgatus, nhƣng không bị ảnh hƣởng đáng kể ở các mức bổ sung bột cỏ Desmanthus virgatus
thấp hơn trong chế độ ăn (0 - 6%). D'Mello (1981) [47] cũng cho biết năng suất trứng giảm đáng kể khi gà đẻ đƣợc cho ăn khẩu phần có bột leucaena cao. Nhƣ vậy với mức bổ sung đến 8% bột cỏ Stylo trong khẩu phần, không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ đẻ cũng nhƣ tỷ lệ trứng giống của gà đẻ.