Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 30 - 33)

4. Điểm mới của đề tài

1.4.1.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Theo Lê Hòa, Bùi Quang Tuấn (2009) [9]: cây đậu Stylo phát triển tốt tại Đắc Lắc, năng suất chất xanh của cây đậu Stylo đạt 12,34 tấn/ha/lứa cắt; cho năng suất chất khô 3,08 tấn/ha/lứa (tƣơng ứng 21,56 tấn /ha/năm) cao hơn so với trồng ở các vùng sinh thái khác ở Việt Nam. Đây là giống đậu đƣợc chứng minh là có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trồng và cho năng suất cao trên đất có độ phì kém và hơi chua tại M’Đrăk (Trƣơng Tuấn Khanh, 1999) [15].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và Cs (2008) [20] cho biết: Các giống cỏ họ đậu thí nghiệm cho năng suất vật chất khô (VCK) từ 10,5 đến 18,1 tấn/ha/năm đối với giống lá keo dậu K636 và 13,6 đến 19,2 tấn/ha/năm đối với cỏ Stylo Plus. Hàm lƣợng Protein đạt bình quân 22% cho lá keo dậu K636 và 17% cho cỏ Stylo Plus

cao hơn giống cỏ Stylo Cook (12,5 tấn VCK/ha/năm) trong nghiên cứu của Trƣơng Tuấn Khanh và CTV (1999) [15].

Theo Lê Hà Châu (1999) [3], giống Stylo Cook có thể cho năng suất xanh 21 tấn/lứa cắt/ha (4 lứa/năm), trên nền đất xám các nông hộ nuôi bò sữa tại Bình Dƣơng hoặc giống Stylo Guianensis FM05-2 và Stylo Guianensis CIAT184 có khả năng cho năng suất vật chất khô 11,4 - 12,2 tấn/ha/năm. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, năng suất chất xanh của cỏ Stylo khoảng 71 - 114 tấn/ha/năm (Đinh Bừng, 1970) [2]. Ở Malaysia nếu gieo vào tháng 10 thì đến tháng 6 năm sau có thể thu hoạch cho đến tháng 12, trung bình mỗi tháng đƣợc 6,404 lbs/aere, sang năm thứ 3 mỗi tháng thu đƣợc 2.217 lbs/aere (Nguyễn An Trƣờng, 1974) [40]; theo Bogdan A. V. (1977) [45] năng suất cỏ Stylo thƣờng từ 2,5 - 10 tấn vật chất khô/năm/ha, có khi đến 15 tấn.

Theo Nguyễn Thị Mùi và Cs (2005) [19]: khi trồng xen đậu nho nhe với sắn có thể thu nhận đƣợc 8,84 tấn VCK/ha và cung cấp 1,98 tấn protein thô/ha.

Theo Lê Hòa, Bùi Quang Tuấn (2009) [9]: cây đậu Stylo có năng suất không cao nhƣ một số giống cỏ hòa thảo nhƣng có giá trị dinh dƣỡng cao, tỷ lệ protein thô đạt 16,68%. Tỷ lệ sử dụng của cỏ Stylo cũng tƣơng đối cao (87,6%).

Theo Đặng Thúy Nhung (2008) [23]: Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng vật chất khô của cây M. oleifera trồng tại Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội trung bình là 14,46% biến động từ 17,42% - 20,81%. Vật chất khô của cây qua các giai đoạn có xu hƣớng tăng dần, điều này hoàn toàn phù hợp với sinh lý của thực vật. Hàm lƣợng protein thô, xơ thô, NDF và ADF tính theo vật chất khô tƣơng ứng là 21,42%, 15,27, 39,35 và 22,81%, tỷ lệ Ca/P là 6,8/1.

Bột keo dậu là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và gia súc non. Lƣợng protein trong lá keo dậu khá cao (270 - 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và hàm lƣợng caroten khá cao (200 mg). Keo dậu có chứa độc tố mimosin nên chỉ sử dụng dƣới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dƣới 10% đối với lợn và dƣới 5% đối với gia cầm [82].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Việt Nam hiện nay, một số giống cây họ đậu đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhƣ Keo dậu K636, KX2, K8, Cuningham, Giống Calliandra calothyrsus (Keo củi) chứa hàm lƣợng protein khá cao, khoảng 22-24.5% tính theo vật chất khô (VCK) đƣợc sử dụng nhƣ nguồn thức ăn giầu protein cho chăn nuôi, nâng cao dinh dƣỡng đất và đang đƣợc trồng rộng rãi tại một số tỉnh trong cả nƣớc (Nguyễn Thị Mùi và Cs, 2004) [18] ; (Lê Hà Châu, 1999) [3]; (Nguyễn Ngọc Hà và Cs, 1994) [6].

Trong bột thân lá cây đậu còn chứa hàm lƣợng vitamin khá cao và giàu các loại khoáng nhƣ canxi, magie, mangan, kẽm, đồng, sắt (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [16]. Theo Nguyễn Duy Hoan và Cs (1998) [10] có thể dùng bột lá Keo dậu trong thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ sau: cho gia cầm 3 - 4%, cho lợn 10%, và cho gia súc nhai lại ≤ 25%.

Trong thân lá cây họ đậu tƣơi thƣờng có một vài chất ức chế các men tiêu hóa trong cơ thể vật nuôi và có thể gây độc (độc tố mimosine trong keo dậu). Tuy nhiên, các chất trên sẽ bị mất tác dụng khi thân lá đậu đƣợc xử lý nhiệt hoặc ngâm nƣớc. Cho nên, khi dùng thân lá đậu tƣơi ngƣời ta phải xử lý và khống chế với tỷ lệ nhất định trong thức ăn hỗn hợp. Theo Nguyễn Duy Hoan (1995) [10] trong thức ăn gia súc không dùng quá 10% bột cỏ.

Theo Điền Văn Hƣng và Cs (1959) [13], đã dùng lá keo dậu non làm rau xanh nuôi lợn, thấy lợn ăn và phát triển bình thƣờng.

Từ những năm 1977, GS. TS Từ Quang Hiển đã nghiên cứu chế biến bột lá sắn để nuôi gà thịt, gà đẻ, lợn thịt, cho kết quả tốt. Tác giả đã kết luận về tỷ lệ bột lá sắn cho kết quả tốt nhất trong khẩu phần tới 20% ở lợn thịt, 10% ở gà thịt.

Theo Dƣơng Thanh Liêm và Cs (1991) [17] ở trƣờng Đại học Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và kết luận về giá trị của tập đoàn cây thức ăn dùng sản xuất bột lá chăn nuôi lợn, gà nhƣ keo dậu, lá khoai mì, lá mắm… và thấy rằng với tỷ lệ sử dụng thích hợp trong khẩu phần các loại bột lá trên có ảnh hƣởng tốt tới sinh trƣởng nói chung, làm tăng hiệu suất chuyển hoá thức ăn, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, mở ra khả năng tận dụng các nguồn thức ăn để nuôi gia súc, gia cầm giải quyết nhu cầu vitamin cho vật nuôi trong điều kiện chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra nhiều tác giả: Nguyễn Đức Hùng (2004) [12]; Nguyễn Ngọc Hà và Cs (1994) [6];… cũng đã nghiên cứu sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi thu đƣợc nhiều kết quả rất thiết thực và bổ ích, có tác dụng hƣớng dẫn sản xuất.

Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Các vấn đề từ công nghệ và phƣơng pháp chế biến bột cỏ, vấn đề sử dụng bột cỏ hợp lý, vấn đề chất lƣợng bột cỏ và các yếu tố hạn chế, thành phần hoá học và chế độ dinh dƣỡng của bột cỏ, các ảnh hƣởng tốt của bột cỏ, bột lá tới sinh trƣởng, sinh sản, sức khoẻ, chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sử dụng và chuyển hoá thức ăn, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia súc, gia cầm… đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ. Các nghiên cứu tập trung nhiều vào các loại bột cỏ họ đậu: alfalfa, lupin, Stylo, đậu ba lá, bột lá keo dậu và một số loại bột lá khác nhƣ lá sắn… Các nƣớc sản xuất nhiều bột lá keo dậu là: Australia, Philippine, Thái Lan, Malayxia… trong đó riêng Thái Lan hàng năm sản xuất tới 60.000 tấn (Maridoll, 1982 - dẫn theo Nguyễn Đức Hùng, 2004) [12].

Riêng đối với cây cỏ Stylo thì thực tiễn đã chứng minh đƣợc là loại thức ăn giàu đạm rất tốt cho gia súc, gia cầm. Sử dụng cho tăng trƣởng nhanh, chất lƣợng thịt thơm ngon, tiêu hoá và hấp thu tối đa nên tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 30 - 33)