Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 33 - 37)

4. Điểm mới của đề tài

1.4.2.Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Stylo 184 đƣợc giới thiệu với Thái Lan vào năm 1993 để đánh giá sự tăng trƣởng và năng suất sinh khối, và đƣợc trồng 50 x 30 cm khoảng cách giữa các hàng. Kết quả cho thấy rằng nó có thể phát triển tốt và sản xuất 12-17 tấn DM/ha/năm với 14-18% protein thô trong DM, và có thể đƣợc bảo quản nhƣ cỏ khô với vị ngon cao cho động vật nhai lại (Satjipanon et al 1995) [71].

Cỏ Stylo Hamata (Sylosanthes hamata) là một giống cỏ hàng năm hay lâu năm có cuộc sống ngắn, có nhiều lá, thân bò lan hoặc nửa thẳng. Cỏ Stylo Hamata

đƣợc trồng rộng rãi ở Đông Bắc Thái Lan với khoảng 20-40 tấn hạt đƣợc nông dân sản xuất hàng năm cho Cục Chăn nuôi. Cỏ Stylo Hamata có khả năng chịu hạn rất tốt nhƣng không mọc tốt trong điều kiện bị ngập úng. Cỏ có sức cạnh tranh rất tốt với các loại cỏ thân bò khác; cỏ cao có thể làm bóng rợp. Cỏ chịu đƣợc chăn thả rất tốt và hình thành nên thảm cỏ dày trên mặt đất.

Cỏ Stylo Ubon có khả năng chịu chăn thả rất tốt và một số các thí nghiệm chăn thả bò sữa đã đƣợc tiến hành ở trƣờng Đại học Ubon Ratchathani, bò đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chăn thả chỉ đƣợc ăn cỏ và cỏ Stylo Ubon mà không đƣợc ăn thức ăn tinh, có năng suất sữa trên 16,l kg/con/ngày (Thummasaeng 2003). Cỏ Stylo Ubon cũng mọc tốt ở Nghĩa Đàn. Cỏ có năng suất cao khi trồng ở vùng đất đai có độ màu mỡ tƣơng tự ở Lào [53].

Việc phổ biến các loại cỏ Stylosanthes ở Đông Nam Á đã đƣợc thực hiện từ năm 1945 và có xu hƣớng phát triển thành những giống cỏ thƣơng phẩm ở Úc. Các giống cỏ Stylosanthes guianensis đƣợc đƣa tới các vùng ẩm ƣớt và bán ẩm ƣớt ở Malaysia, Indonexia, miền Nam Thái Lan, Philipines và Trung Quốc.

Stylosanthes humilis, S.hamataS.scabra đƣợc trồng ở các khu vực khô hơn nhƣ Đông Bắc Thái Lan, Đông - Indonexia và Nam Trung Quốc.

Những giống cỏ đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay là

S.hamata, S.guianensis Graham và CIAT 184. S.hamata đƣợc sử dụng chủ yếu ở vùng Đông Bắc Thái Lan để xây dựng những đồng cỏ chăn thả ở mức độ cao.

Năm 1995, 150 tấn hạt cỏ S.hamata đã đƣợc sản xuất ở Thái Lan.

S.guianensis cv.Graham và CIAT 184 đã đƣợc trồng trên 100000 ha ở vùng độc canh, thƣờng kết hợp với cây lâu năm ở miền Nam Trung Quốc. Chúng đƣợc sử dụng làm thức ăn xanh cho động vật ăn cỏ hoặc phơi khô chế biến thành bột cỏ.

Hiện nay cỏ S.guianensis CIAT 184 đã đƣợc trồng ở nhiều nƣớc Đông Nam Á, vì chúng có khả năng thích nghi rộng, nhiều cách sử dụng và cho năng suất cao ở những vùng đất chua và kém màu mỡ. Triển vọng sử dụng những giống cỏ này đặc biệt là ở những hệ thống canh tác trang trại quy mô nhỏ là rất tốt.

Trung Quốc đã có hàng loạt các loài cỏ Stylosanthes từ Úc đƣợc đƣa vào vùng nhiệt đới phía Nam Trung Quốc vào đầu những năm 80. Cỏ Stylosanthes cho thấy khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng ở Quảng Đông và đảo Hải Nam. Hiện nay đƣợc trồng trên 100.000 ha dƣới tán của các cây lâu năm nhƣ xoài, cao su nhƣ là một loài cây độc canh để lấy bột lá hoặc lấy hạt hoặc đƣợc trồng xen với các loại cỏ khác.

Theo Muir J. P. and Abrao L. (1999) [59] cho biết: Ở Philipines, các giống

cỏ Stylo thƣơng phẩm đƣợc nhập từ Úc đã đƣợc đƣa vào từ đầu những năm 1970.

Các công nghệ chăn nuôi (BIA) đã chọn giống cỏ S.guianensis cv. Schofield trong nhiều năm đã sản xuất đƣợc khoảng 5 tấn/năm hạt cỏ Schofield ở các trạm giống chính phủ và ở Masbate và Bohol vào cuối những năm 1970.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Guodao L., Phaikaew và Stur (1997) [53] còn cho biết: Ở Indonesia, các trại chăn nuôi nhỏ của Chính phủ đã nhập hạt của các giống cỏ S.humilis,

S.hamata cv.Verano và S.guianensis cv. Schofield và Cook để sử dụng trên đồng cỏ

ở miền Nam Sulawesi vào đầu những năm 1970. Nhiều giống cỏ khác cũng đã nhập thông qua các dự án phát triển chăn nuôi ở Java và phía đông Indonexia.

Malaysia: Gần đây, Viện nghiên cứu cao su đang tiến hành đánh giá một lƣợng lớn các giống cỏ họ đậu, bao gồm S.guianensis cv.Cook, Endeavour và Graham, và CIAT 184 S.scabra cv. Seca, S.hamata cv AmigaS.capitata CPI 55843 để sử dụng trong rừng trồng cao su. Giống cỏ Seca và CIAT 184 là những giống cỏ họ đậu có năng suất cao nhất và ổn định trong những thí nghiệm này, nhƣng chỉ có bộ giống cỏ CIAT 184 là thành công. Nghiên cứu về năng suất hạt của giống cỏ CIAT 184 đƣợc thực hiện ở bắc bán đảo Malaysia trong một phần của dự án FSP của MARDI, trong năn 1994, 500 kg hạt cỏ CIAT 184 đầu tiên đƣợc sản xuất bởi Cục thú y để phân phối cho nông dân ở Malaysia [53].

Ở Thái Lan, giống cỏ Verano đƣợc sử dụng chủ yếu để che phủ các đồng cỏ chăn thả nhƣ các đồng cỏ tự nhiên, các lề đƣờng, các vùng trồng lúa, rừng và những vùng bỏ hoang trong những năm 1976 - 1990. Từ đó, giống cỏ Verano đƣợc sử dụng chủ yếu trồng kết hợp với các giống cỏ khác để làm bãi chăn cho bò. Trong tƣơng lai, DLD dự tính sẽ sản xuất bột cỏ Stylo. Nhu cầu về cỏ đã đƣợc mở rộng thông qua các chƣơng trình của Chính phủ nhƣ chƣơng trình DLD khuyến nông chăn nuôi, dự án “Nâng cao hiệu quả sản xuất sữa” và chƣơng trình “tái tạo lại hệ thống nông nghiệp”, tập trung chủ yếu vào sản xuất cỏ, 150 tấn hạt đƣợc sản xuất để gieo trồng vào năm sau.

Stylo 184 (Stylosanthes guianensis CIAT 184) đƣợc trồng vào cuối tháng 5 năm 2002 tại Trại thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dinh dƣỡng Thú Khon Kaen. Trung tâm nằm 449 km về phía đông bắc của Bangkok ở Đông Bắc Thái Lan ở độ cao 166 m trên mực nƣớc biển cho thấy: thành phần hóa học của cỏ Stylo 184 tại đây phân tích cho kết quả: Chất khô 95,6; protein thô 17,1; xơ axit 39,1; xơ trung tính: 56,8.

Ở vùng nhiệt đới Trung Quốc, giống cỏ Graham và CIAT 184 đƣợc trồng nhiều ở vùng đất vành đai, thƣờng là trồng kết hợp với cây lâu năm nhƣ: Xoài, cam, Cao su, dừa, càfê và phổ biến hơn ở các rừng tái sinh. Chúng đƣợc trồng chủ yếu ở các trang trại nhỏ, nông trƣờng quốc doanh, các trang trại sản xuất kinh doanh và đƣợc sử dụng ở dạng tƣơi cho động vật nhai lại, lợn và thỏ hoặc dƣới dạng bột lá khô. Chỉ có một phần cỏ Graham (20%) đƣợc trồng làm bãi chăn. Cũng có một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng nhỏ các giống cỏ Stylo khác cũng đƣợc sử dụng. Trong đó có cỏ Seca sử dụng ở bãi chăn, cỏ Verano đƣợc sử dụng 50% trên bãi chăn và 50% trồng dƣới tán cây. Bột lá đƣợc sử dụng phối hợp một lƣợng nhỏ (2-5%) trong khẩu phần ăn cho gia cầm và lợn, nhƣng cũng đƣợc sử dụng cho trâu bò, vịt và cá.

Để sản xuất bột cỏ, cỏ Stylo đƣợc trồng riêng rẽ với lƣợng phân bón trung bình. Cỏ sẽ đƣợc thu hoạch khi thời tiết phù hợp để làm khô và thiết bị chế biến đầy đủ. Cỏ Stylo đƣợc cắt, phơi khô dƣới ánh nắng mặt trời trong vài ngày, sau đó đƣợc nghiền nhỏ bằng máy nghiền đến dạng bột phù hợp [53].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 33 - 37)