Những nghiên cứu về sử dụng bột thân lá thực vật cho gia cầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 27 - 30)

4. Điểm mới của đề tài

1.3.4. Những nghiên cứu về sử dụng bột thân lá thực vật cho gia cầm

Gia cầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp protein động vật cho nhu cầu protein hàng ngày của con ngƣời. Vốn đầu tƣ vào kinh doanh gia cầm quay vòng nhanh do gia cầm sinh sản nhanh chóng, sinh sản nhiều, hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi và thịt của gia cầm không bị giới hạn bởi tôn giáo và dinh dƣỡng. Ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp ở các nƣớc thƣờng đối mặt với khủng hoảng thức ăn, cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu tìm ra và sử dụng thức ăn giá rẻ, và nguồn thức ăn dễ tìm thấy. Một trong số các nguồn thức ăn dễ tìm đó là bột lá thực vật.

* Bột thân lá cây thức ăn bộ đậu

Việc đầu tiên xem xét khi cho gà đẻ ăn bột cây bộ đậu là hàm lƣợng protein, đặc biệt là các axit amin. Chế độ ăn uống chứa hàm lƣợng protein khác nhau có thể làm khối lƣợng trứng nhỏ hơn, trong khi thêm protein trong chế độ ăn sẽ làm khối lƣợng trứng lớn hơn đáng kể (Perry và cộng sự, 1999.) [66]. Cung cấp khoảng 13 % protein trong khẩu phần sẽ cho kết quả giảm đáng kể kích cỡ trứng (Leeson và Summers, 1997) [56], trong khi mức protein thấp hơn sẽ làm giảm rõ rệt số lƣợng trứng.

D'Mello (1995) [47], thử nghiệm bột cây bộ đậu làm thức ăn cho gà đẻ cho rằng, tính chất quan trọng của bột cây bộ đậu là hàm lƣợng caroteniods cao, đƣợc sử dụng cho gia cầm nhƣ một nguồn sắc tố. Bởi vì các sắc tố ở trong trứng, gia cầm không tự tổng hợp đƣợc mà phải cung cấp từ bên ngoài.

Springhall và Ross (1965) [72], trích dẫn trong D'Mello (1995) [47], cho rằng gà mái có khả năng hấp thụ tối đa nguồn xanthophylls từ keo giậu (Leucaena

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

leucocephala) khi bổ sung tỷ lệ 5% trong chế độ ăn. Theo Nworgu F. C. and Fasogbon F. O. 2007 [60], tiến hành nghiên cứu để xác định tỷ lệ tối ƣu của bột lá đậu leo trong khẩu phần ăn cho gà mái tơ và gà đẻ. 84 con gà mái tơ Black Nera đƣợc cân và phân chia ngẫu nhiên thành 4 lô thí nghiệm có chứa 0, 2, 4, 6 % bột lá đậu leo trong khẩu phần tƣơng ứng A, B, C và D, thí nghiệm đƣợc thiết kế theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Thí nghiệm A là thí nghiệm đối chứng và mỗi một thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần. Gà mái tơ thí nghiệm trong vòng 6 tuần, trong khi gà đẻ thí nghiệm trong vòng 8 tuần tức là 4 tuần sau khi thí nghiệm gà mái tơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng tăng khối lƣợng cơ thể trung bình, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng khối lƣợng cho các gà đẻ có ý nghĩa thống kê (P <0,05) đối với khẩu phần ăn chứa 2 - 6% bột lá đậu leo.

Paterson R. T. và Cs (2000) [63] tiến hành thí nghiệm trong 67 ngày nghiên cứu tác động của 5%, 7,5%, 10% bột lá cây keo củi (Calliandra calothyrsus) trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ đến lƣợng thức ăn ăn vào, sức sản xuất trứng, khối lƣợng trứng, lòng đỏ và màu sắc của trứng cho biết: không có ảnh hƣởng đáng kể đến lƣợng trứng và kích thƣớc trứng, lƣợng thức ăn ăn vào tăng và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm khi tăng tỷ lệ bột lá cây keo củi. Khối lƣợng cơ thể tuyệt đối đầu tiên và cuối cùng không thấy có sự khác biệt, nhƣng khối lƣợng sống trong quá trình thí nghiệm thay đổi có ý nghĩa thống kê, tăng khối lƣợng giảm khi tăng mức độ bột lá cây keo củi trong khẩu phần. Màu sắc của lòng đỏ tăng lên trong vòng 3 ngày kể từ ngày sử dụng bột lá cây keo củi, không phân biệt mức độ thu nhận. Việc tồn tại của sự thay đổi màu sau khi ngƣng sử dụng dao động 3 ngày đối với mức 5% và hơn 10 ngày đối với mức 10%.

Odunsi A. A. (2003) [61] cho biết: Một thử nghiệm thức ăn đã đƣợc tiến hành để xác định hiệu suất, tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dƣỡng và chất lƣợng trứng của các tỷ lệ bổ sung bột lá đậu ván (Lablab purpureus) là 0,50, 100 hoặc 150 g /kg thức ăn. Cho ăn lá đậu ván ở mức 100 và 150 g/kg thức ăn giảm đáng kể lƣợng thức ăn ăn vào và sản xuất trứng trong khi khối lƣợng trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn và trọng lƣợng cơ thể không bị ảnh hƣởng do chế độ thử nghiệm (p > 0,05).

Theo Từ Quang Hiển và Cs (2008) [8] tiến hành thí nghiệm bổ sung 4% bột lá keo giậu trong khẩu phần ăn của gà sinh sản hƣởng thịt BE88 cho thấy tỷ lệ đẻ trung bình trong 11 tuần của nhóm bổ sung 4% bột lá Keo giậu cao hơn đối chứng 4,77%. Khối lƣợng trứng giữa hai nhóm không có chênh lệch nhau đáng kể (59,2 và 59,6g/quả) (P > 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ lòng đỏ của nhóm sử dụng 4% bột Keo giậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao hơn và đặc biệt hàm lƣợng β-caroten của nhóm sử dụng 4% bột Keo cao hơn nhóm đối chứng một cách rõ rệt (12,57 so với 7,21%) (P<0,01). Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở của nhóm thí nghiệm cũng cao hơn nhóm đối chứng.

* Bột thân lá cây thức ăn khác

Sử dụng 4 tỷ lệ khác nhau 0, 10, 15 và 20% bột lá Amaranthus cruentus

(ACLM) tƣơng ứng thí nghiệm 1,2 ,3 và 4 trong khẩu phần của gà Hy-line Brown giai đoạn đẻ trứng đầu tiên. Ngoài điểm màu sắc lòng đỏ và hiệu quả sử dụng thức ăn khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) ở 4 phƣơng pháp thí nghiệm, không có sự khác biệt đáng kể về sự thay đổi trọng lƣợng cơ thể, thời gian sản xuất, trọng lƣợng trứng, chiều cao anbumin, vỏ dày vỏ trứng và đơn vị Haugh. Các điểm màu sắc lòng đỏ có ý nghĩa khác nhau (p<0,05) trong trứng gà từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 4. Hiệu quả sử dụng thức ăn, thời gian sản xuất của gà mái và giá trị chiều cao albumin của gà ở thí nghiệm 2 (10% bột lá Amaranthus cruentus) cao hơn ở các thí nghiệm khác. Không có mối nguy hiểm tới sức khỏe hoặc thể chất của tất cả gà mái thử nghiệm. Rõ ràng là bột lá Amaranthus cruentus nếu khai thác tốt có thể là một tiềm năng bổ sung nguồn protein trong khẩu phần ăn của gia cầm đẻ ở mức không quá 10%, (Fasuyia A. O và Cs, 2007) [51].

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên gà đẻ trứng Nera black 25 tuần tuổi trong thời gian cho ăn 70 ngày. Có 4 thí nghiệm: thí nghiệm 1 là thí nghiệm đối chứng (0%TLM) mức bột lá Tephrosia bracteolata (TLM) và thí nghiệm 2, 3, 4 có 2,5%; 5% và 7,5% bột lá Tephrosia bracteolata trong khẩu phần. Kết quả cho thấy: giảm lƣợng thức ăn ăn vào đáng kể (p<0,05) ở mức 7,5% bột lá Tephrosia bracteolata. Tuy nhiên, sản xuất trứng, trứng trọng lƣợng, tăng trọng lƣợng cơ thể và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn không có ý nghĩa khác nhau (p>0,05) qua các thí nghiệm. Tƣơng tự nhƣ vậy, các thông số chất lƣợng trứng bao gồm cả độ dày vỏ, albumin và trọng lƣợng lòng đỏ không bị ảnh hƣởng (p>0,05) trừ màu sắc lòng đỏ là tăng lên đáng kể (p<0,01) với sự tăng bột lá Tephrosia bracteolata trong khẩu phần ăn. Trong khi, chất khô chuyển giao của bột lá Tephrosia bracteolata là khoảng 30% thức ăn cơ sở, sản lƣợng trứng và doanh thu cho thấy đối chứng, 2,5 và 5,0% bột lá

Tephrosia bracteolata trong chế độ ăn đƣợc so sánh và cho thấy đối chứng tốt hơn 7,5% bột lá Tephrosia bracteolata. Điều đó cho thấy rằng có thể sử dụng lên đến 5% trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ trong tình trạng thiếu hụt và hoặc chi phí cao của các loại ngũ cốc và các thành phần protein với sự tăng màu lòng đỏ cao. Cải thiện lợi nhuận kinh tế tốt hơn khi sử dụng lá thực vật, (Adeyeri M. K và Cs 2008) [43].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để tiến hành đánh giá lá Microdesmis puberula nhƣ là thành phần thức ăn trong khẩu phần ăn gà mái đẻ. Esonu B. O. và Cs (2004) [48] đã tiến hành 7 thí nghiệm sử dụng các mức là 0,0; 2,5; 5,0; 7,5; 10,0; 12,5 và 15,0% bột lá

Microdesmis puberula trong khẩu phần trên gà nâu Shikka trong 10 tháng cho thấy:

Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) ở trọng lƣợng cơ thể, đơn vị Haugh, độ dày vỏ, chỉ số lòng đỏ và chỉ số Albumin trong các thí nghiệm. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa (p <0,05) giữa các thí nghiệm đến thời gian đẻ, trọng lƣợng trứng, lƣợng thức ăn ăn vào, kích thƣớc, trọng lƣợng trứng. Độ đậm màu đỏ của lòng đỏ trứng gia tăng với mức độ tăng lá trong chế độ ăn. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng 15% lá Microdesmis puberula trong khẩu phần ăn của gà mái không có bất kỳ ảnh hƣởng tác hại nào đến hiệu suất.

Đánh giá những tiềm năng sinh học dinh dƣỡng của bột lá Telfairia

occidentalis (TOLM) trong khẩu phần ăn nhƣ là một bổ sung protein ở gà mái đẻ,

Fasuyi A. O và Cs (2008) [52] đã tiến hành sử dụng 4 tỷ lệ từ 0, 10, 15, 20% trong khẩu phần ăn tƣơng ứng các thí nghiệm 1, 2, 3 và 4, trên gà mái Hy-line Brown giai đoạn đầu đẻ trứng trong thời gian 3 tháng cho thấy: Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0,05) trong những thay đổi trọng lƣợng cơ thể, trọng lƣợng trứng, chiều cao albumin và độ dày vỏ. Các giá trị trọng lƣợng trứng dao động trong khoảng 63,20 ± 1,85 và 66,55 ± 3,14 g, trong khi chiều cao albumin dao động từ 4,97 ± 0,26 và 5,30 ± 1,07 mm. Chiều dày vỏ cũng dao động từ 0,47 ± 0,09 - 0,52 ± 0,08 mm. Tuy nhiên, điểm màu sắc lòng đỏ cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) trong các thí nghiệm và thí nghiệm 3 và 4 có màu lòng đỏ đậm nhất. Đơn vị Haugh (HU) tƣơng tự ở các thí nghiệm (p>0,05). Thời gian đẻ của gà mái ở thí nghiệm 3 (15% bột lá Telfairia occidentalis) cao hơn những thí nghiệm khác ở mức trung bình 63,54 ± 7,38%. Kiểm tra huyết học không thấy bất kỳ tác hại về việc sức khỏe và thể chất của tất cả gà mái thử nghiệm. Rõ ràng là bột lá Telfairia occidentalis

nếu chuẩn bị tốt có thể là một nguồn protein thực vật tiềm năng, đặc biệt ở cấp mức 15% trong khẩu phần ăn của gia cầm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)