Khối lƣợng gà, trƣớc và sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 53 - 55)

4. Điểm mới của đề tài

3.2.1. Khối lƣợng gà, trƣớc và sau thí nghiệm

Để đánh giá sự ảnh hƣởng của các mức bột cỏ stylosanthes khác nhau trong khẩu phần đến tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành cân gà trƣớc và kết thúc thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Tỷ lệ nuôi sống - loại thải và khối lƣợng gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN2 TN3 TN4

I. Tỷ lệ nuôi sống - loại thải, chết

Số lƣợng mái đầu kỳ con 50 50 50 50

Số lƣợng mái cuối kỳ con 47 47 47 48

Tỷ lệ loại thải, chết % 6 6 6 4

II. Khối lượng gà TN

Trƣớc TN g 1996,00 1984,00 1992,00 1980,00

Sau TN g 2358,14 2337,21 2313,95 2275,56

Tăng, giảm KL g 362,14 353,21 321,95 295,56

Kết quả cho thấy:

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm dao động từ 94 đến 96%. Trong quá trình thí nghiệm sử dụng các mức bột cỏ stylosanthes trong khẩu phần chúng tôi ghi nhận không có trƣờng hợp chết nào của gà mà chỉ có loại thải những con đẻ kém (vào tuần thứ 36, 37 và 38). Kết quả này cho thấy các mức bột cỏ stylosanthes khác nhau trong khẩu phần không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của gà. Kết quả này tƣơng đồng với nhiều nghiên cứu khi sử dụng các mức bột lá thực vật khác không có chứa các độc tố. Trong một nghiên cứu của mình, Fasuyi A. O. và Cs (2006) [49] báo cáo rằng không có gà chết trong suốt thời gian sử dụng bột lá Chromolaena odorata.

Về khối lƣợng gà trƣớc khi thí nghiệm, kết quả cho thấy ở các lô lần lƣợt là 1996,00; 1984,00; 1992,00 và 1980,00; giữa các lô không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sau 13 tuần thí nghiệm, khối lƣợng gà ở các lô tƣơng ứng là 2358,14; 2337,21; 2313,95 và 2275,56 cao hơn so với khối lƣợng gà trƣớc khi thí nghiệm, nhƣng không đáng kể. Giữa các lô thí nghiệm không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Điều này đã chứng minh rằng, bột cỏ stylosanthes từ 0 đến 8% trong khẩu phần cho gà Lƣơng Phƣợng đẻ trứng, không ảnh hƣởng đến khối lƣợng cơ thể cũng nhƣ sức khoẻ.

Theo Odunsi A. A. (2003) [61], khối lƣợng cơ thể không bị ảnh hƣởng do chế độ thử nghiệm (p > 0,05) khi ăn các mức bột lá Lablab purpureus khác nhau.

Fasuyi A. O và Cs (2008) [52] sử dụng 0, 10, 15, 20% bột lá Telfairia occidentalis cho gà đẻ, không thấy có sự khác biệt thống kê (p> 0,05) về sự thay đổi khối lƣợng cơ thể. Adeyeri M. K. (2008) [43] khi cho ăn 0; 2,5, 5,0 và 7,5% bột lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong nghiên cứu của Wisitiporn Suksombat và Cs (2006) [73] có xu hƣớng ngƣợc lại, kết quả nghiên cứu thấy rằng khối lƣợng cơ thể gà lại bị ảnh hƣởng của việc sử dụng các mức bột lá Desmanthus virgatus, khối lƣợng cơ thể của gà mái đƣợc ăn không bổ sung Desmanthus virgatus có khối lƣợng cơ thể cao hơn so với những gà ăn chế độ bổ sung bột cỏ Desmanthus virgatus ở mức cao.

Paterson R. T và Cs (2000) [63] tiến hành nghiên cứu tác động của 5%; 7,5%;10% mức bột lá Calliandra calothyrsus trong chế độ ăn của gà mái đẻ cho biết khối lƣợng sống thay đổi có ý nghĩa thống kê trong quá trình thí nghiệm, tăng khối lƣợng giảm với mức độ tăng calliandra trong khẩu phần.

Qua đây có thể thấy: hầu hết các cây cỏ đƣợc chế biến thành bột, với tỷ lệ nhất định trong khẩu phần không ảnh hƣởng tới khối lƣợng của gà đẻ. Tuy nhiên, có một vài loại cây có chứa các chất kháng dinh dƣỡng hoặc hàm lƣợng xơ cao, mà sử dụng với tỷ lệ lớn trong khẩu phần sẽ làm giảm khối lƣợng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất, chất lượng của cỏ stylosanthes guianensis ciat 184 và sử dụng bột của nó trong khẩu phần của gà bố mẹ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)