Trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 34 - 37)

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu nuôi vi tảo biển làm thức ăn cho các động vật thủy sản mới chỉ được tiến hành gần đây cùng với sự phát triển của nghề nuôi biển, mục đích cung cấp nguồn thức ăn cho nhu cầu sản xuất con giống của một số đối tượng như Tôm Sú, Tôm Bạc, Diệp Quạt, Bào Ngư, Trai Ngọc, Cá Ngựa, Ốc Hương…

Từ những năm 1974, Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang đã thử nghiệm nuôi Skeletonema costatum trong phòng thí nghiệm (Hoàng Thị Bích Mai 1995).

Hoàng Thị Bích Mai (1995) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng muối dinh dưỡng lên sinh trưởng, phát triển và đưa ra quy trình nuôi hai loài tảo silic là Skeletonema costatum

Lê Viễn Chí (1996) cũng đã thành công trong nuôi và ứng dụng

Skeletonema costatum làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú tại Hải Phòng.

Viện Hải Dương Học Nha Trang đã phân lập và nuôi hai loài tảo đáy

Navicula sp Nizschia sp cung cấp cho ấu trùng Bào Ngư giai đoạn veliger (báo cáo tổng kết đề tài của phòng thực vật 1998).

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã tiến hành nuôi các loài tảo Isochrysis galbana, Nannochloropsis oculata, C. muelleri sử dụng làm thức ăn để nuôi ấu trùng Diệp Quạt và đã đạt được những kết quả khả quan. Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng cũng đã thành công trong việc sử dụng tảo C. calcitrans, Chlamydomonas sp Dunalliela salina trong ương nuôi ấu trùng loài Trai Ngọc Mã Thị (Lê Viễn Chí và vtv 1994) (Trích theo Hà Lê Thị Lộc, 2000).

Nguyễn Thị Hương (2001) khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của quần thể tảo Chaetoceros calcitrans. Paulsen, 1905 nhập nội cho thấy, loài Chaetoceros calcitrains phát triển ở điều kiện nước ta tốt nhất trong cả môi trường TT3 và F2, với khoảng độ mặn ưa thích là 25-30ppt, cường độ ánh sáng khoảng 4000 lux.

Lục Minh Diệp (1999) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón khác nhau và các tỷ lệ thu hoạch khác nhau lên sự phát triển của hỗn hợp tảo biển tự nhiên thấy rằng thành phần loài ưu thế của tảo biển tự nhiên thay đổi theo tỷ lệ pha loãng và tỷ lệ phân bón.

Năm 1999, Phạm Thị Lam Hồng đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, ánh sáng và tỷ lệ thu hoạch lên một số đặc điểm sinh học, thành phần sinh hoá của hai loài tảo Nannochloropsis oculataC. muelleri trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy Nannochloropsis oculata phát triển tốt ở cường độ ánh sáng 3000 lux, độ mặn cao 30-35 ‰, nuôi tảo với mật độ ban đầu trong khoảng 1.5-2 x 106 tb/mL và thu hoạch với tỷ lệ 30% µmax thì

sản 3 đã sử dụng tảo Nannochloropsis oculata, Platymonas và Chaetoceros muelleri làm thức ăn cho ấu trùng Diệp quạt và đã thu được nhiều thành công Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tảo ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét về khía cạnh nghiên cứu để làm cơ sở cho nuôi sinh khối thì có lẽ loài tảo đầu tiên và cũng là loài tảo được nghiên cứu nhiều nhất tại Việt Nam là loài

Chlorella pyrenoidosa. Loài tảo được nghiên cứu nhiều thứ hai cho nuôi sinh khối ở Việt Nam là loài Skeletonema costatum. Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (1990), từ năm 1974, Trường Đại học Thuỷ sản đã thử nghiệm nuôi S. costatum trong phòng thí nghiệm. Năm 1989, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản III cũng đã phân lập được tảo này tại vùng biển Nha Trang và nuôi đại trà đạt kết quả tốt. Đỗ Văn Khương và ctv (1990) đã nghiên cứu kỹ thuật giữ giống dài hạn tảo silic gồm S. costatum, C. muelleri, C. laciniosus và tảo silic hỗn hợp. Kết quả cho thấy trong những biện pháp kỹ thuật giữ giống tảo silic đã nghiên cứu thì phương pháp giữ giống trong môi trường lỏng ở 5 - 6oC trong tối có nhiều ưu điểm nổi bật.

Trong những năm gần đây, một loài tảo khác được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam là loài tảo Thalassiosira wessflogii. Nguyễn Văn Chung và ctv (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn và mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Thalassiosira wessflogii với môi trường Conway. Kết quả cho thấy tảo này có thể phát triển ở nhiệt độ từ 15÷30oC nhưng thích hợp trong khoảng 15÷25oC và đạt mật độ cao nhất ở 20oC. Hà Lê Thị Lộc (2000) đã thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo Thalassiosira wessflogii

trong bể composite 1m3, tại Nha Trang. Kết quả cho thấy tảo tăng trưởng tốt nhất trong môi trường dinh dưỡng THO4, là loài rộng muối và ưa thích độ mặn cao từ 30÷35‰. Trong nuôi sinh khối ngoài trời ở các chế độ thu hoạch khác nhau, tổng sản lượng đạt cao nhất ở tỷ lệ thu hoạch 40% µmax. Sự tăng trưởng tảo ổn định và bền vững ở hai tỷ lệ thu hoạch 40% µmax và 60% µmax.

Chương 2

ĐÔI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w