Nuôi từng mẻ, nuôi liên tục và bán liên tục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 31 - 32)

Nuôi từng mẻ là phương pháp nuôi đơn giản, mật độ tảo được cấy thấp và chất dinh dưỡng được bổ sung một lần vào lúc bắt đầu cấy. Tiến hành thu hoạch toàn bộ thể tích nuôi khi tảo phát triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối giai đoạn logarite. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, môi trường nuôi tảo ít bị ô nhiễm do thời gian nuôi ngắn, cho phép thay đổi các loài và khắc phục nhanh chóng những sai sót nhưng đồng thời cũng có hạn chế đó là vào thời gian đầu mật độ tảo còn thưa, môi trường giàu dinh dưỡng vì vậy dễ bị tảo khác phát triển lấn át tảo nuôi, khi mật độ tảo tăng cao dễ bị giới hạn về ánh sáng và dinh dưỡng [10].

Nuôi liên tục tảo thường được nuôi trong hệ thống đường ống trong suốt, nước, dinh dưỡng, CO2 liên tục được cấp vào đồng thời tảo cũng liên tục được lấy ra. Ưu điểm của phương pháp này là lượng tảo có thể đoán trước được, có thể tự động hóa nhưng nhược điểm là chi phí cao.

Nuôi bán liên tục tảo được thu hoạch từng phần theo định kỳ sau đó được cấp nước và bổ sung chất dinh dưỡng mới đúng bằng thể tích thu hoạch nhằm duy trì thể tích nuôi ban đầu. Tảo được thu hoạch với một tỉ lệ nhất định (pha logarit) từ 50% - 70%. Nhược điểm của phương pháp là môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là duy trì mật độ tảo lâu, chất lượng dinh dưỡng hay thành phần hoá sinh của tảo ổn định [10]. Vậy nên hiện nay phương pháp này được nuôi rất phổ biến ở các trại sản xuất giống ở nước ta.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 31 - 32)