Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 38 - 41)

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn một nhân tố trong các thùng nhựa 20l với 3 lần lặp lại cho mỗi công thức thí nghiệm với tổng số thùng thí nghiệm là 9 thùng và một dàn thử nghiệm nuôi thu sinh khối thể tích 2,4m3. Các yếu tố phi thí nghiệm giữa các công thức thí nghiệm đã được đồng nhất.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira wessflogii

Các môi trường thí nghiệm: TMRL, F/2, Conway Mật độ tảo ban đầu: 2,0 x 104 tế bào/mL

Cường độ ánh sáng: 4500 - 5000 lux Nhiệt độ: trong phòng(có máy điều hòa)

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira wessflogii

Các mức độ mặn thí nghiệm: 25; 30; 35

Môi trường nuôi cấy: là môi trường đã được chọn ở thí nghiệm 1 Cường độ ánh sáng: 4500 - 5000 lux

Nhiệt độ: trong phòng (có máy điều hòa) Mật độ tảo ban đầu: 2,0 x 104 tế bào/ml

*Nguồn nước

Riêng nước dùng cho các thí nghiệm trong phòng phải xử lý qua tia cực tím đối với nước mặn và đun sôi trong thời gian 30 phút đối với nước ngọt rồi pha với nhau với các tỷ lệ thích hợp để có các mức độ mặn mong muốn, sau đó hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 121oC, 1.2 at trong thời gian 25-30 phút.

Cách pha độ mặn (Theo Hoàng Thị Bích Mai, 1995)

Gọi dung dịch 1 là nước biển lọc có thể tích là V1 và độ mặn là N1

Gọi dung dịch 2 là nước ngọt có thể tích là V2 và độ mặn là N2

Gọi V, N lần lượt là thể tích và độ mặn cần pha

Ta có: V =V1+V2 (1) 2 2 1 1. . .N V N V N V = + V N V N V N = 1. 1+ 2. 2 (2) Từ (1) và (2) ta có: ( ) 1 2 2 1 N N N N V V − − = V2 =VV1

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira wessflogii

Môi trường nuôi cấy: là môi trường đã được chọn ở thí nghiện 1. Các mật độ tảo ban đầu thí nghiệm: 1,5; 2,0; 2,5 x 104 tế bào/ml. Cường độ ánh sáng: 4500 - 5000 lux

Độ mặn: là mức độ mặn đã được lựa chọn ở thí nghiệm 2. Nhiệt độ: trong phòng(có máy điều hòa)

Thí nghiệm 4: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo Thalassiosira wessflogii với những điều kiện tốt nhất và nuôi dàn lớn thu sinh khối.

Môi trường dinh dưỡng: môi trường được chọn ở thí nghiệm 1 Độ mặn: độ mặn được chọn ở thí nghiệm 2

Mật độ: mật độ được chọn ở thí nghiệm 3 Thể tích dàn nuôi là 2,4m3

Các yếu tố như chế độ sục khí 24/24h, nhiệt độ từ 25 - 280C, cường độ chiếu sáng 4500 - 5000lux, pH: 7,5 - 8,2 trong các thí nghiệm đã được khống chế và đồng nhất giữa các thí nghiệm trên.

2.4.2. Sơ đồ khối nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 38 - 41)