Vitamin và khoáng chất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 29 - 30)

Vi tảo là nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho các đối tượng NTTS. Theo De Roeck-Holtzhauer và ctv (1991, trích theo Brown và ctv, 1997), đã xác định hàm lượng vitamin trong vi tảo bao gồm acid ascorbic (vitamin C) (0,11÷1,62% khối lượng khô), thiamin-B1, riboflavin-B2, Biotin, Ascorbic acid I, Nicotinic acid, Pantothenic acid, Choline, Inositol, Tocopherol và β- carotene (Brown và cộng sự 1989)(Trích theo Hà Lê Thị Lộc, 2000). pryridoxine-B6, Cyanocobalamin-B12, pyridoxyl phosphat và các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E và K. Tuy tảo có chứa hầu hết các loại vitamin, song mỗi loài vẫn còn thiếu một hay vài loại vitamin. Chính sự khác nhau về thành phần vitamin đã dẫn đến giá trị dinh dưỡng khác nhau của các loài tảo. Do đó nên nuôi nhiều loài tảo khác nhau làm thức ăn hỗn hợp để cung cấp đầy đủ vitamin cho vật nuôi.

Cần phải lựa chọn một cách cẩn thận các loài vi tảo dùng kết hợp với nhau sẽ cung cấp đầy đủ vitamin cho chuỗi thức ăn của động vật nuôi thuỷ sản [10]. Thành phần, hàm lượng vitamine trong vi tảo không những biến động theo loài mà còn tùy thuộc vào pha sinh trưởng của các loài tảo: C. mulleri, T. pseudonana, Nannochloropsis oculata, T. suecica, Isochrysis sp có hàm lượng vitamine C cao ở pha logarit, trong đó D. tertiolecta, Nannochloris automus có hàm lượng vitamine C cao ở pha cân bằng (Brown và ctv (1997)).

Bởi vậy mà vi tảo trở thành nguồn thức ăn tươi sống đặc biệt quan trọng cho tất cả các giai đoạn phát triển của động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) như Hầu, Vẹm, Điệp, Sò. Chúng còn là thức ăn cho ấu trùng của

loài tảo đã và đang được sử dụng trong nghề nuôi trồng hải sản. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều mang lại hiệu quả như nhau cho sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi. Giá trị dinh dưỡng của tảo đối với các loại ấu trùng, động vật phù du được đánh giá trên các tiêu chí kích thước tế bào, khả năng tiêu hoá, thành phần sinh hoá và việc sản sinh ra các chất độc hại.

Khoáng chất và sắc tố trong tảo cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên giá trị dinh dưỡng của mỗi loài tảo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của vi tảo thalassiosira wessflogii nuôi sinh khối tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh cà ná bình thuận (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w