Tình hình cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI đoạn II tại xã XUÂN hòa, HUYỆN bảo yên, (Trang 39 - 136)

Giao thông

+ Đường liên xã: 14,2 km, mặt đường đã được giải nhựa đạt tiêu chuẩn. + Đường giao thông liên thôn 67,2 km, mặt đường rộng 2 – 4,8m đã được giải cấp phối, chống trơn 10,5 km đạt 20%, còn lại 56,7 km đường sắt. Nhu cầu cần đầu tư nâng cấp cứng hóa đến năm 2015 đạt mức tối thiểu 10%, đến năm 2020 đạt 52%.

+ Đường ngõ xóm 32,0 km, bề mặt đường rộng từ 1,0 – 2,0 m chưa được cứng hóa, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50% tỷ lệ đường có mặt rộng trên 3m.

+ Đường nội đồng 0,6 km, bề mặt rộng 2,0 m mặt đường là đường đất. Tính đến nay chỉ có 17/31 thôn bản có hệ thống đường giao thông để ô tô và xe máy đến được thôn, tuy nhiên nhiều tuyến đường còn đang là đường đất, về mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại giao thông hàng hóa của người dân.

Hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng, năng lực tưới tiêu cho 72% diện tích đất lúa nước, hiện trạng hệ thống thủy lợi như sau: Tổng chiều dài các tuyến thủy lợi là 70,8 km, trong đó: Mương bê tông 35,8 km; mương đất 34,5 km. Các tuyến mương do ảnh hưởng của lũ lụt và sạt lở đất nhiều đập đầu mối, các tuyến mương bê tông đã bị hư hỏng, xuống cấp cần nâng cấp sửa chữa, các tuyến mương đất cần được bê tông hóa để nâng cao hiệu quả tưới tiêu cho sản xuất.

Hệ thống điện sinh hoạt

Toàn xã có 04 trạm biến áp, tổng số đường dây trung áp là 2,27 km, đường dây hạ thế 11,048 km, hệ thống điện đã cung cấp cho 579/1.535 hộ đạt 37,7%.

Hệ thống nước sinh hoạt và môi trường

Bằng các nguồn vốn lồng ghép trên địa bàn đã đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cung cấp nước cho các trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, các hộ gia đình, tỷ lệ số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 38,9%. Hệ thống xử lý nước thải chưa có, nước sinh hoạt được thải trực tiếp một cách tùy tiện ra môi trường tự nhiên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường trong khu dân cư.

Những năm gần đây các thành phần môi trường đều đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ do các hoạt động của con người, tốc độ xây dựng các hạng mục công trình, nhà ở trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ, đã làm mất đi trạng thái cân bằng của tự nhiên gây nguy cơ sạt lở và rửa trôi đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Hạ tầng thông tin liên lạc

+ Trạm thu phát bưu chính viễn thông trên địa bàn xã có 01 trạm.

+ Bưu điện văn hóa xã: Diện tích xây dựng 0,02 ha, kết cấu xây dựng nhà tầng, mái bằng. Tuy nhiên trang thiết bị còn thấp kém, chưa đáp ứng được các dịch vụ viễn thông. Số hộ dùng điện thoại là 456 hộ đạt 30%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 20% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng internet.

Mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả n ng thu hút tr em trong tu i n tr n g , tính n tháng 10 n m 2010, trên a bàn xã có 06 tr n g , g m 02 tr n g m m non, 02 tr n g ti u h c và 02 tr n g trung h c c s , di n tích s d ng là 2,86 ha, c s v t ch t, m ng l i l p h c, h c sinh và cán bộ giáo viên như sau:

+ Trường mầm non: Gồm 02 trường chính bản Mai Hạ và Bản Gốc Lụ.

Và 9 điểm trường: Bản Mo 1, Đao, Mý 2, Lùng Mật, Chuân, Mai Thượng, Nhàm, Cuông 2, Cuông 3 với tổng học sinh 2 trường là 294 học sinh. Tổng số phòng học 20 lớp, đã kiên cố hóa 16 phòng; số phòng học chức năng chưa có; tỷ lệ chuyên cần đạt 97%.

+ Trường tiểu học: Gồm 02 trường chính Bản Sáo và Bản Gốc Lụ và 06 điểm trường ở Bản Mai Thượng, Nhàm, Cuông 2, Cuông 3, Đao, Tổng Mo, tổng số học sinh là 843 học sinh. Với tổng số phòng học 57 lớp, kiên cố hóa 40 phòng, số phòng học chức năng chưa có, tỷ lệ chuyên cần đạt 97%.

+ Trường trung học cơ sở: Có 02 trường tại Bản Sáo và Bản Gốc Lụ, tổng số học sinh 626 học sinh. Trong đó tổng số lớp học 22 lớp, đã kiên cố hóa 14 lớp, số phòng học chức năng hiện có 01 phòng, tỷ lệ chuyên cần đạt 97%.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, năm 2010 toàn ngành có 86 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong đó: Mầm non 24, Tiểu học 37, Trung học cơ sở 23, giáo viên đạt chuẩn đạt 85%. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc phát triển khối lượng và quy mô giáo dục.

Nhìn chung, cơ sở vật chất các trường ở thôn bản vẫn chưa đảm bảo các điều kiện học, ăn, ngủ cho học sinh theo quy định chung.

Hạ tầng y tế

Xã có một trạm y tế ở Bản Mai Thượng, xây dựng trên diện tích đất là 0,1 ha, nhà kiên cố, số giường bệnh 05, đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: 17 nhân viên y tế thôn bản, Y sỹ 04 người, Y tá điều dưỡng 01 người, Nữ hộ sinh 01 người, trang thiết bị và dụng cụ y tế cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu

khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tính đến năm 2009 số lượng người tham gia các loại hình bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt 80,5%. Năm 2010 y tế xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế, xong do Xuân Hòa là một xã rộng và dân số đông nên số giường bệnh trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Qua việc tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Xuân Hòa tôi nhận thấy rằng Xuân Hòa vẫn còn là một xã nghèo, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn hết sức khó khăn rất cần được sự trợ giúp, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội để xã vươn lên trở thành một xã phát triển giàu mạnh bền vững.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn xã có 31 thôn bản, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực, thời gian và yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ chọn 4 thôn bản là: Bản Mai Hạ, Bản Mai Thượng, Bản Lụ và Bản Đao làm mẫu điều tra đại diện.

Bản Mai Hạ là bản có điều kiện địa hình, kinh tế xã hội gần như tương đồng và quá trình triển khai chương trình 135 ở mức trung bình so với các thôn bản trong xã (có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30,0%).

Bản Mai Thượng là bản nằm ở trung tâm xã, có vị trí quan trọng của xã có UBND xã, trường học, trạm y tế xã. Bản có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 48,61%.

Bản Lụ có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tương đối cao 53,03%, là bản đangtrong quá trình tiến hành thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội. trong quá trình tiến hành thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội.

Bản Đao là bản thực hiện tốt nhất chương trình xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 21,84%), và có kinh tế phát triển nhất trong xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là 4 thôn bản điển hình, mang tính chất đại diện cho quá trình triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Do thời gian còn hạn chế và trong khả năng của bản thân, với 4 bản được chọn để điều tra thì mỗi bản tôi chọn ra 9 hộ, tổng số hộ nghiên cứu là 36 hộ. Cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Mẫu điều tra

Đơn vị: Hộ

Thôn bản Hộ không được

hỗ trợ Hộ được hỗ trợ gián tiếp Hộ được hỗ trợ trực tiếp Mai Hạ 3 3 3 Mai Thượng 3 3 3 Lụ 3 3 3 Đao 3 3 3

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1 Đối với số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu sẵn có được công bố trên tivi, đài, báo, tạp chí, tổng cục thống kê, internet, sách báo có liên quan, từ các văn bản chính sách, báo cáo của địa phương...

Các s li u thu th p giúp ta n m c tình hình chung c a a bàn nghiên c u, c ch n l c và phân tích theo t ng n i dung làm thông tin cho nghiên c u.

Bảng 3.2: Các số liệu thứ cấp STT Tên thông tin, số

liệu

Nguồn cung cấp Phương pháp thu thập

1 Thông tin, nội dung của chương trình 135

+ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg

+ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg Tra cứu, chọn lọc thông tin 2 Kết quả thực hiện

chương trình 135 giai đoạn II trên cả nước và một số địa phương

+ Báo cáo, kết quả tổng kết chương trình của trang Web:

http://chuongtrinh135.vn; trang điện tử ủy ban dân tộc

Liệt kê các nội dung cần tìm kiếm, tìm đọc tài liệu, tập hợp lại 3 Đặc điểm tự nhiên,

kinh tế xã hội của xã Xuân Hòa

+ Tài liệu của xã có liên quan

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của xã Xuân Hòa

Ghi chép, mượn, phô tô làm tài liệu nghiên cứu 4 Tình hình triển khai

chương trình 135

+ Các văn bản quy phạm về quản lý và triển khai thực hiện chương trình

Tra cứu. Chọn lọc thông tin

giai đoạn II trên trang web của ủy ban dân tộc (Thông tư 12/2009/TT-BNN, Công văn số 352/2008/UBDT-VPCP 135, Công văn số 7481/VPCP-KTTH,... ) 5 Kết quả thực hiện

Thuận lợi, khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Xuân Hòa

+ Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình 135 của xã Xuân Hòa

Tìm và đọc tài liệu, mượn, photo, chọn lọc thông tin cho ngiên cứu 6 Tinh hình phát triển

kinh tế - xã hội ở các hộ điều tra

+ Điều tra thực tế tại các hộ gia đình + Tổng kết từ văn phòng UBND xã Xuân Hòa

Điều tra, mượn, photo, chọn lọc thông tin

3.2.3.2 Đối với số liệu sơ cấp

- Xây dựng và phát các phiếu hệ thống câu hỏi và bảng hỏi liên quan tới tình hình triển khai CT 135 -II và tác động tới đời sống của người dân trong xã.

- Khảo sát thực tế, phỏng vấn các hộ tại xã được chọn làm điểm nghiên cứu.

Bảng 3.3: Tiêu chí chọn hộ

Tiêu chí Số hộ Nội dung

Không được

hỗ trợ* 12 - Không được hỗ trợ

Hỗ trợ gián tiếp 12 - Được bán các sản phẩm (chè, sắn ...) cho các công ty thu mua.

- Được mua các máy móc, thiết bị với giá cả ưu đãi của các công ty, doanh nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ trực tiếp 12 - Được hỗ trợ trực tiếp về phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đi học, vệ sinh môi trường...

- Được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện với lãi suất** thấp để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chú thích:

* Các hộ không được hỗ trợ là các hộ có thu nhập khá (thu nhập bình quân đầu người từ 1.000.000 đồng trở lên) và thu nhập trung bình (thu nhập trong khoảng 400.000 – 1.000.000 đồng). Các hộ được hỗ trợ gián tiếp là các hộ cận nghèo và các hộ nghèo. Hộ được hỗ trợ trực tiếp là hộ nghèo (tuy nhiên không phải hộ nghèo nào cũng được hưởng lợi, tùy theo mức hỗ trợ của tỉnh giao cho huyện, huyện cân đối cho từng xã trên cơ sở số hộ nghèo, thu nhập bình quân các hộ và các điều kiện phát triển của xã, sau đó xã sẽ tiến hành cân đối vốn hỗ trợ cho các hộ của thôn bản được hưởng lợi).

** Vay vốn với lãi suất thấp áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBKK để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống (áp dụng cho cả hộ có vợ hoặc chồng là dân tộc thiểu số) theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg. Các mức vay là 5 triệu đồng lãi suất 0% trong thời hạn 5 năm, vay 10 – 20 triệu đồng lãi suất 0,65% thời hạn 3 năm không có thế chấp, vay 50 – 100 triệu đồng lãi suất 1,25% thời hạn 5 năm có thế chấp.

- Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, phụ trách chương trình 135 về việc thực hiện chương trình 135 ở xã, các trưởng thôn bản trong xã Xuân Hòa, để hiểu rõ hơn về kết quả triển khai, đưa ra đánh giá và ý kiến nhằm khắc phục hạn chế, cải thiện tốt hơn.

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý tài liệu, số liệu có sẵn: Tổng hợp đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý số liệu điều tra: Sau khi điều tra xong sẽ tổng hợp lại các dữ liệu và số liệu trên Excel.

+ Sử dụng hàm đếm 1 điều kiện và nhiều điều kiện (countif và countifs) để tổng hợp một số đặc điểm về hộ: Giới tính chủ hộ, dân tộc, trình độ học vấn chủ hộ. Tổng hợp và phân loại ý kiến của người dân về một số

vấn đề: Đánh giá của người dân về tác động của một số dự án, hoạt động của chương trình đến đời sống.

+ Sử dụng hàm tổng và tổng có điều kiện (Sum và Sumif) để tính diện tích, năng suất, sản lượng của các cây trồng, số lượng vật nuôi của hộ và từng nhóm hộ.

+ Sử dụng hàm trung bình có điều kiện (Averageif) để tính bình quân thu nhập của các nhóm hộ không được hỗ trợ, được hỗ trợ gián tiếp và hỗ trợ trực tiếp qua đó so sánh mức thu nhập giữa các nhóm hộ.

3.2.5 Phương pháp phân tích

Khung phân tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố bên trong

- Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Xuân Hòa

- Vốn địa phương

Yếu tố bên ngoài

- Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước

- Chính sách, chương trình hỗ trợ - Vốn ngân sách Trung ương

Tình hình thực hiện chương trình 135 giai đoạn II

- Công tác tổ chức thực hiện chương trình + Thành lập ban chỉ đạo

+ Công tác quản lý, điều hành + Công tác kiểm tra, giám sát

Các kết quả của chương trình

- Kết quả chung

- Kết quả từng hợp phần + Hỗ trợ phát triển sản xuất + Phát triển cơ sở hạ tầng + Đào tạo cán bộ, cộng đồng

+ Dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống

Giải pháp nhằm triển khai thành công giai đoạn III của chương trình

Sơ đồ 3.1: Tình hình triển khai chương trình 135 giai đoạn II tại xã Xuân Hòa

Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để nghiên cứu tổng hợp, biểu

diễn các số liệu thu thập được qua đồ thị, bảng biểu sau đó tính toán các tham số đặc trưng như trung bình, tỷ lệ... để mô tả hiện trạng tình hình triển khai chương trình từ việc phân bổ vốn Trung ương, thành lập ban chỉ đạo điều hành như thế nào đến lập kế hoạch, các biện pháp kiểm tra giám sát chương trình, cuối cùng là kết quả đạt được của các dự án hỗ trợ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng năng lực cán bộ và cộng đồng; hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân ra sao.

Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh tình hình sử dụng vốn, tình hình triển khai thực tế thực hiện so với kế hoạch đề ra nhằm đánh giá hiệu quả chương trình và xem xét những khó khăn, hạn chế còn mắc phải để có hướng giải quyết và khắc phục.

Phân tích SWOT: Là việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

thách thức mà chương trình gặp phải trong quá trình triển khai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI đoạn II tại xã XUÂN hòa, HUYỆN bảo yên, (Trang 39 - 136)