Thực hiện chương trình135 giai đoạn II tại một số địa phương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI đoạn II tại xã XUÂN hòa, HUYỆN bảo yên, (Trang 33 - 36)

2.2.2.1 Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II ở tỉnh Hòa Bình

Chương trình 135 giai đoạn II tỉnh Hòa Bình được chính phủ phê duyệt cho 64 xã vùng cao, 73 xã ĐBKK và 94 thôn, bản thuộc 39 xã vùng II. Tính đến nay, tổng nguồn vốn Hòa Bình được cấp để thực hiện các hợp phần của CT 135 - II là 475.716 triệu đồng. Bao gồm dự án hỗ trợ sản xuất 76.609 triệu, phát triển cơ sở hạ tầng 338.665 triệu, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở 22.610 triệu, hỗ trợ dịch vụ, trợ giúp pháp lý và nâng cao đời sống nhân dân 37.832 triệu. Nhìn chung, các dự án đã phát huy hiệu quả, giúp đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc thuộc khu vực ĐBKK của tỉnh được nâng lên đáng kể.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Hòa Bình, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 537 công trình trên địa bàn các xã ĐBKK. Trong đó có 66 công trình điện sinh hoạt, 141 công trình trường, lớp học, 124 công trình thủy lợi, 153 công trình giao thông nông thôn; 19 trạm y tế, 18 nhà sinh hoạt cộng đồng, 7 công

trình chợ và 8 công trình nước sinh hoạt tập trung. Năm 2010, tỉnh tiếp tục thực hiện 57 công trình với tổng vốn đầu tư 91 tỷ đồng, đến giữa năm đã hoàn thiện được khoảng 45% kế hoạch đề ra. Hòa Bình thực hiện chủ trương giao cấp xã làm chủ đầu tư các công trình có giá trị dưới 500 triệu đồng (năm 2008) và 800 triệu đồng (năm 2009) đã cho thấy hiệu quả nhất địnhTuy nhiên, cơ chế này cũng bộc lộ một số hạn chế trong năng lực quản lý, điều hành của cán bộ xã.

Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân đã trực tiếp giúp cho hàng trăm lượt cán bộ cơ sở có thêm kiến thức trong lãnh đạo, quản lý. Có gần 21 ngàn lượt người có thêm kỹ năng sản xuất. Các xã đã tạo thêm nhiều việc làm khi thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng thông qua mục tiêu “xã có công trình, dân có việc làm”. Công tác dạy nghề cho đối tượng là thanh niên người dân tộc thiểu số bước đầu đã mang lại hiệu quả. Nhiều người đã biết áp dụng kiến thức được học để phát triển sản xuất, tạo việc làm xóa đói, giảm nghèo.

Công tác hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật đã được thực hiện hiệu quả. Toàn tỉnh đã hỗ trợ cho gần 23 ngàn lượt học sinh con em hộ nghèo; hàng ngàn hộ được hỗ trợ cải thiện vệ sinh, môi trường; thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn... Tỉnh cũng đã thành lập 73 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với gần 3 ngàn hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên, tổ chức được 105 đợt tuyên truyền lưu động tới các đối tượng thuộc xã nghèo. Qua đó nhận thức về luật dân sự, khiếu nại bố cáo, dân số hay về đất đai của bà con được nâng lên, hạn chế những thắc mắc không đáng có, giúp chính quyền địa phương có thêm thời gian tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, thực hiện an sinh xã hội.

Đắk Lắk là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Nam dãy Trường Sơn, toàn tỉnh có 43 dân tộc thiểu số chiếm 31,97% dân số toàn tỉnh với 35 xã 85 buôn, thôn ĐBKK. Trước khi có chương trình 135 giai đoạn II, cuộc sống bà con các xã ĐBKK tỉnh Đắk Lắk đã dần ổn định, nhiều hộ nghèo đã khá lên từ những hỗ trợ hết sức kịp thời, thiết thực, hiệu quả. 135 thực sự là chương trình mang lại sự đổi thay cho vùng đất này...

Trong giai đoạn II (2006 - 2010), chương trình 135 tại Đắk Lắk với tổng mức kinh phí trên 378 tỷ đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất vốn đầu tư là 41 tỷ đồng, hoàn thành đạt 100% kế hoạch (trong đó vốn sự nghiệp gần 32,7 tỷ đồng, vốn đầu tư là 8,3 tỷ đồng); tạo cơ hội cho 25.420 hộ gia đình vùng ĐBKK phát triển sản xuất, ổn định kinh tế; dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng số vốn được đầu tư gần 176,8 tỷ đồng đầu tư 375 công trình, lập dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng cho 34 xã (hoàn thành 99,9% KH); dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ xã, buôn (thôn) và cộng đồng thu được kết quả tốt…

Nhờ vậy, đời sống của đồng bào nghèo được nâng cao, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các hộ trong tỉnh được rút ngắn. Đến nay, tỷ lệ hộ đói, nghèo ở các xã 135 của tỉnh đã giảm xuống còn 46,9%, giảm 7% so với năm 2006. Kết thúc năm 2008, có 4 xã hoàn thành cơ bản các mục tiêu của CT 135 - II là xã Cư Kbang (huyện Ea Súp), Dlie Ya và Ea Tân (huyện Krông Năng), Ea Khiết (huyện Cư Mgar)...

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai, thực hiện một số dự án chậm, đặc biệt là dự án tập huấn, đào tạo và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ con hộ nghèo đi học; công tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý, giám sát xây dựng thiếu sâu sát; việc quản lý, khai thác, bảo dưỡng các công trình đã xây dựng chưa thường xuyên, một số công trình không phát huy hết hiệu quả…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI đoạn II tại xã XUÂN hòa, HUYỆN bảo yên, (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w