Đánh giá kết quả chương trình135 giai đoạn II

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI đoạn II tại xã XUÂN hòa, HUYỆN bảo yên, (Trang 30 - 136)

Sau 5 năm triển khai CT 135 -II cuộc sống của người dân có nhiều khởi sắc.

Hệ thống cở sở hạ tầng của các xã thay đổi rõ rệt. Trước đây giao thông đi lại khó khăn nay đã được mở rộng, bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao lưu, trao đổi với nhau. Cơ sở hạ tầng giáo dục được nâng cấp đáng kể, đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh có các phòng học thực nghiệm, nhà bán trú cho học sinh và giáo viên cứ trú tạo thuận lợi cho công tác học tập và nâng cao tri thức. Hệ thống thủy lợi cũng được trú trọng đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng chống những rủi ro bất ngờ xảy ra. Trạm y tế ở các xã được tu bổ, nâng cấp, đạo tạo, bồi dưỡng và thu hút các y bác sỹ về xã phục vụ cho công tác thăm khám, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng.

` Trong hoạt động hỗ trợ sản xuất và chuyên dịch cơ cấu kinh tế, nhờ có sự hỗ trợ từ chương trình mà năng suất cây trồng, vật nuôi đều tăng. Các phương tiện thiết bị, máy móc thay thế dần sức lao động, phương thức canh tác của nông dân được thay đổi theo hướng tiến bộ, nhiều mô hình được áp dụng rộng rãi, trình độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao cùng với đó chất lượng nông sản tăng lên, tạo cơ hội tham gia vào thị trường nông sản hàng hóa không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước.

Để có được những kết quả đó phải nhắc đến năng lực của cán bộ và cộng đồng. Chương trình tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ thuật trong sản xuất, có kiến thức cơ bản nhất trong việc triển khai chương trình đối với cán bộ lãnh đạo, phụ trách thực hiện. Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật, tạo việc làm cho cộng đồng.

Dự án hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân: Tập chung hỗ trợ các học sinh nghèo tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập, nâng cao dân trí. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường sống xung quanh, có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hỗ trợ các hoạt động văn hóa, tăng khả năng tiếp cận thông tin từ bên ngoài, cộng đồng đã ý thức được vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Nhận thức về pháp luật cho người dân ngày càng được nâng cao nhờ có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách của CT 135 – II.

Chương trình 135 giai đoạn II đã làm thay đổi diện mạo của các xã vùng sâu vùng xa miền núi ĐBKK nhưng vẫn gặp phải khó khăn, hạn chế: Trong việc huy động nguồn lực thực sự chưa hiệu quả chủ yếu là nguồn ngân sách của trung ương, đóng góp của người dân rất hạn chế và hầu như không có; chất lượng công trình chưa đảm bảo, sau khi hoàn thành xong thì bị xuống cấp trầm trọng, công tác duy tu bảo dưỡng chưa cao, chưa thực sự được quan tâm; thủ tục thanh quyết toán còn rườm rà, chậm tiến độ vì thế phải kéo dài kế hoạch đề ra; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại

do từ phía người dân không chịu hợp tác ảnh hưởng đến thời gian kết thúc của dự án; năng lực của đội ngũ cán bộ yếu, thiếu kinh nghiệm, chưa có trách nhiệm, nhận thức người dân vẫn còn kém, trình độ thấp, khả năng tiếp cận thông tin hạn chế.

Vì vậy, chương trình là cơ hội cũng là thách thức rất lớn đối với các đồng bào nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II trên cả nước

Chương trình 135 giai đoạn II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 10/01/2006 để tiếp tục hỗ trợ cho các xã, thôn bản ĐBKK vùng dân tộc và miền núi phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc. Sau 5 năm thực hiện, CT 135 - II được triển khai trên địa bàn của hơn 1.958 xã; 3.274 thôn, bản ĐBKK của hơn 369/690 huyện.

Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Trong 5 năm, ngân sách Trung ương đã bố trí 14.025,25 tỷ đồng đến nay, giá trị khối lượng hoàn thành đạt 100% vốn giao; vốn đã giải ngân 13.604,5 tỷ đồng, đạt 97,1% vốn giao.

Trong đó, đã bố trí 1.946,86 tỷ đồng hỗ trợ cho 2,2 triệu hộ với 11,8 ngàn tấn giống cây lương thực, 33 triệu giống cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, gần 300 ngàn con giống gia súc, hơn 1,3 triệu con giống gia cầm, 470 ngàn tấn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. 6.834 mô hình phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, 81.085 máy móc phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm, 911.721 lượt người được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, thăm quan, học tập các mô hình sản xuất. Đã bố trí 8.646,07 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 12.646 công trình cơ sở hạ tầng. Bố trí 576,16 tỷ đồng để tập huấn đào tạo cho cán bộ các cấp về kiến thức quản lý, tổ chức thực hiện chương trình, đào tạo nghề cho thanh niên.

Các cơ quan Trung ương đã tập huấn cho 3.500 lượt cán bộ từ tỉnh đến huyện tham gia quản lý, chỉ đạo CT 135 - II. Các địa phương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý hành chính, kinh tế, quản lý dự án, giám sát cho 178.000 lượt cán bộ xã, thôn, bản; đào tạo, tập huấn cho trên 280 ngàn lượt người dân về nội dung CT 135 - II về tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng, kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số; đã bố trí 1.896,92 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí cho 926.326 lượt cháu đi học mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo bán trú…

Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, chính quyền các cấp địa phương và các tổ chức, đoàn thể; cộng đồng, người dân các xã, thôn ĐBKK đã cố gắng, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Sau 5 năm triển khai CT 135 - II, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn bản ĐBKK giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010.

2.2.2 Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II tại một số địa phương

2.2.2.1 Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II ở tỉnh Hòa Bình

Chương trình 135 giai đoạn II tỉnh Hòa Bình được chính phủ phê duyệt cho 64 xã vùng cao, 73 xã ĐBKK và 94 thôn, bản thuộc 39 xã vùng II. Tính đến nay, tổng nguồn vốn Hòa Bình được cấp để thực hiện các hợp phần của CT 135 - II là 475.716 triệu đồng. Bao gồm dự án hỗ trợ sản xuất 76.609 triệu, phát triển cơ sở hạ tầng 338.665 triệu, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở 22.610 triệu, hỗ trợ dịch vụ, trợ giúp pháp lý và nâng cao đời sống nhân dân 37.832 triệu. Nhìn chung, các dự án đã phát huy hiệu quả, giúp đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc thuộc khu vực ĐBKK của tỉnh được nâng lên đáng kể.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Hòa Bình, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 537 công trình trên địa bàn các xã ĐBKK. Trong đó có 66 công trình điện sinh hoạt, 141 công trình trường, lớp học, 124 công trình thủy lợi, 153 công trình giao thông nông thôn; 19 trạm y tế, 18 nhà sinh hoạt cộng đồng, 7 công

trình chợ và 8 công trình nước sinh hoạt tập trung. Năm 2010, tỉnh tiếp tục thực hiện 57 công trình với tổng vốn đầu tư 91 tỷ đồng, đến giữa năm đã hoàn thiện được khoảng 45% kế hoạch đề ra. Hòa Bình thực hiện chủ trương giao cấp xã làm chủ đầu tư các công trình có giá trị dưới 500 triệu đồng (năm 2008) và 800 triệu đồng (năm 2009) đã cho thấy hiệu quả nhất địnhTuy nhiên, cơ chế này cũng bộc lộ một số hạn chế trong năng lực quản lý, điều hành của cán bộ xã.

Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân đã trực tiếp giúp cho hàng trăm lượt cán bộ cơ sở có thêm kiến thức trong lãnh đạo, quản lý. Có gần 21 ngàn lượt người có thêm kỹ năng sản xuất. Các xã đã tạo thêm nhiều việc làm khi thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng thông qua mục tiêu “xã có công trình, dân có việc làm”. Công tác dạy nghề cho đối tượng là thanh niên người dân tộc thiểu số bước đầu đã mang lại hiệu quả. Nhiều người đã biết áp dụng kiến thức được học để phát triển sản xuất, tạo việc làm xóa đói, giảm nghèo.

Công tác hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật đã được thực hiện hiệu quả. Toàn tỉnh đã hỗ trợ cho gần 23 ngàn lượt học sinh con em hộ nghèo; hàng ngàn hộ được hỗ trợ cải thiện vệ sinh, môi trường; thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn... Tỉnh cũng đã thành lập 73 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với gần 3 ngàn hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên, tổ chức được 105 đợt tuyên truyền lưu động tới các đối tượng thuộc xã nghèo. Qua đó nhận thức về luật dân sự, khiếu nại bố cáo, dân số hay về đất đai của bà con được nâng lên, hạn chế những thắc mắc không đáng có, giúp chính quyền địa phương có thêm thời gian tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, thực hiện an sinh xã hội.

Đắk Lắk là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Nam dãy Trường Sơn, toàn tỉnh có 43 dân tộc thiểu số chiếm 31,97% dân số toàn tỉnh với 35 xã 85 buôn, thôn ĐBKK. Trước khi có chương trình 135 giai đoạn II, cuộc sống bà con các xã ĐBKK tỉnh Đắk Lắk đã dần ổn định, nhiều hộ nghèo đã khá lên từ những hỗ trợ hết sức kịp thời, thiết thực, hiệu quả. 135 thực sự là chương trình mang lại sự đổi thay cho vùng đất này...

Trong giai đoạn II (2006 - 2010), chương trình 135 tại Đắk Lắk với tổng mức kinh phí trên 378 tỷ đồng, trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất vốn đầu tư là 41 tỷ đồng, hoàn thành đạt 100% kế hoạch (trong đó vốn sự nghiệp gần 32,7 tỷ đồng, vốn đầu tư là 8,3 tỷ đồng); tạo cơ hội cho 25.420 hộ gia đình vùng ĐBKK phát triển sản xuất, ổn định kinh tế; dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng số vốn được đầu tư gần 176,8 tỷ đồng đầu tư 375 công trình, lập dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng cho 34 xã (hoàn thành 99,9% KH); dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ xã, buôn (thôn) và cộng đồng thu được kết quả tốt…

Nhờ vậy, đời sống của đồng bào nghèo được nâng cao, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các hộ trong tỉnh được rút ngắn. Đến nay, tỷ lệ hộ đói, nghèo ở các xã 135 của tỉnh đã giảm xuống còn 46,9%, giảm 7% so với năm 2006. Kết thúc năm 2008, có 4 xã hoàn thành cơ bản các mục tiêu của CT 135 - II là xã Cư Kbang (huyện Ea Súp), Dlie Ya và Ea Tân (huyện Krông Năng), Ea Khiết (huyện Cư Mgar)...

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai, thực hiện một số dự án chậm, đặc biệt là dự án tập huấn, đào tạo và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ con hộ nghèo đi học; công tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý, giám sát xây dựng thiếu sâu sát; việc quản lý, khai thác, bảo dưỡng các công trình đã xây dựng chưa thường xuyên, một số công trình không phát huy hết hiệu quả…

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

- Xác định đúng thực trạng đói nghèo, xác định đúng mục tiêu cơ bản phải giải quyết, đúng địa bàn ưu tiên là các xã nghèo nhất, thôn bản khó khăn nhất để tập trung nguồn lực đầu tư, không dàn trải. Đồng thời huy động tất cả mọi nguồn lực, kể cả ngân sách nhà nước; tín dụng đóng góp của nhân dân; các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho chương trình.

- Đi đôi phân cấp, trao quyền, tạo sự chủ động cho cơ sở, các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát để hỗ trợ, phát hiện sai sót, kịp thời giúp các xã khắc phục mọi khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Xây dựng chương trình phải gọn, phù hợp với yêu cầu thực tế và năng lực, trình độ quản lý của cơ sở, đồng thời trong tổ chức thực hiện chương trình phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai và minh bạch.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy sự sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, tích cực sản xuất, chủ động phát triển kinh tế.

- Cần có những biện pháp hạn chế, khắc phục về thủ tục hành chính còn rườm rà.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xuân Hòa là xã vùng III miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bảo Yên cách trung tâm huyện lỵ khoảng 7 km có đường quốc lộ 279 chiều dài 10 km với tổng diện tích tự nhiên là 7.565 ha (năm 2011).

Về địa giới hành chính: Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp xã Tân Dương, phía Nam giáp xã Xuân Thượng, phía Bắc giáp xã Vĩnh Yên. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh nghiệm trong sản xuất, trao đổi buôn bán hàng hóa làm nền kinh tế xã phát triển hơn.

Đường quốc lộ 279 chạy dọc từ phía Tây Bắc sang phía Tây Nam của xã, tạo điều kiện cho việc đi lại, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các đơn vị trong và ngoài huyện, tiếp cận kịp thời với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đặc điểm địa hình

Xuân Hòa có địa hình không bằng phẳng, là xã miền núi của huyện Bảo Yên với con sông suối, có nhiều dãy núi cao, địa hình phân cách mạnh.

Khí hậu và thủy văn

Xã Xuân Hòa có khí hậu mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 4 mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8 nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 7; mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau nhưng lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình cao nhất xấp xỉ 29oC, tháng thấp nhất xấp xỉ 15oC; tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1.450 – 2.000 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 8, lương mưa trung bình từ 350 – 400 mm, cao nhất là 600 mm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2, lượng mưa trung bình từ 10 – 15 mm có thời kỳ cả tháng không có mưa thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2. Độ ẩm không khí toàn vùng 84 – 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 2 và tháng 3.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Đất đai

Đất của xã Xuân Hòa được hình thành do quá trình phong hóa đá mẹ Gralit. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, đất thường bị khô hạn, xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa lũ. Đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số nghèo đến trung bình, đất thích hợp với nhiều loại cây

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI đoạn II tại xã XUÂN hòa, HUYỆN bảo yên, (Trang 30 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w