0
Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

1K tqu th chin ch ng trình135 giai o nI trê na bàn xã Xuân Hòa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TẠI XÃ XUÂN HÒA, HUYỆN BẢO YÊN, (Trang 49 -136 )

Xuân Hòa

Nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, vùng đồng bào dân tộc khó khăn xã Xuân hòa đã tập trung vào triển khai CT 135 – I với tổng số vốn đầu tư 5,120 tỷ đồng. Trong giai đoạn I đã thực hiện được 60% đường giao thông nông thôn; đầu tư xây dựng cầu, cống; có 3 công trình thủy lợi đảm bảo nước tưới cho gần 47,2% diện tích lúa nước; đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu công trình của trường học đảm bảo chất lượng và phục vụ nhu cầu của giáo viên học sinh; xây dựng được 1 công trình điện, 5 trạm hạ thế, 27,1 km đường điện, 1 trạm y tế xã, khai hoang được khoảng 13,4 ha ruộng. (Nguồn: Cán bộ phụ trách chương trình 135 giai đoạn II của xã Xuân Hòa).

CT 135 – I đã phần nào làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trước khi chưa có chương trình tình trạng đói nghèo (chiếm 87,2 %) diễn ra thường xuyên cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đời sống bấp bênh nay đây mai đó bởi trình độ sản xuất, phương thức phát triển kinh tế còn lạc hậu, còn mang tính tự cấp tự túc, di cư diễn ra phổ biến, đốt nương rẫy. Nhờ chương trình mà đồng bào có cơ hạ tầng được đầu tư xây dựng mới, cải thiện và nâng cao đời sống cũng như tinh thần của đồng bào, quay vòng được hệ số sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, đạt hiệu quả sản suất ngày càng cao. Lương thực bình quân đầu người đạt 180kg/năm, thu nhập bình quân 170.000 đồng/tháng. Có một số gia đình đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã còn hỗ trợ cho người dân trâu, các loại giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu, tập huấn chuyển giao kỹ thuật... Cụ thể đã có hơn 100 hộ được hỗ trợ sản xuất, tổ chức được 3 lớp đào tạo cán bộ xã, thôn bản với khoảng 92 lượt học viên tham gia. Từ năm 2003 – 2005, Xuân Hòa hỗ trợ hơn 23 lượt hộ cho đồng bào các loại cây, con giống, phân

bón với tổng kinh phí 472 triệu đồng. Hỗ trợ đời sống cho hơn 40 lượt hộ có lương thực cứu đói, muối ăn...

Mặc dù đã đạt được một số mặt, tình trạng đói kinh niên giảm rõ rệt, tuy nhiên tỷ lệ đói nghèo trong xã vẫn cao (chiếm 65,31%, nguồn: Văn phòng UBND xã Xuân Hòa) nhưng so với trước kia đã giảm đáng kể. CT 135 – I kết thúc vẫn còn nhiều công trình trong thôn bản chưa có vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống, sản xuất của người dân, trình độ chuyên môn của cán bộ còn thấp chưa đáp ứng được tình hình thực tế của xã.

Để khắc phục những hạn chế và khó khăn chưa giải quyết được ở giai đoạn I, xã đã tiến hành gấp rút thực hiện CT 135 – II đầu năm 2006 đến từng hộ gia đình trong thôn bản được hưởng lợi. Đây là bước tiến đúng đắn, tạo cơ hội cho xã xóa hẳn tình trạng đói nghèo. Song cũng là thách thức lớn đối với Xuân Hòa trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững. (Nguồn:Phỏng vấn Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa).

4.2 Tình hình trển khai chương trình 135 giai đoạn II tại xã Xuân Hòa

4.2.1 Ban chỉ đạo

- Thành phần ban chỉ đạo

Ban chỉ đạo CT 135 – II gồm có 9 người: Trưởng ban: Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hòa. Phó ban: Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa. Thành viên gồm 1 đại diện của các phòng ban (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Xuân Hòa, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Chủ tịch hội phụ nữ, Chủ tịch hội nông dân, Bí thư đoàn viên thanh niên).

- Nhiệm vụ của ban chỉ đạo xã

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chương trình đến năm 2010 và kế hoạch thực hiện hằng năm.

Tổ chức huy động và thực hiện lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện chương trình. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động

đồng bào các dân tộc tích cực tham gia trực tiếp vào các nội dung của chương trình, đảm bảo đúng đối tượng, chính sách.

Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện chương trình với huyện ủy.

Tổ chức chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chương trình theo đúng tiến độ, kế hoạch, đúng quy định, đảm bảo chất lượng, chống tham nhũng, lãng phí.

Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc vận động nhân dân hưởng ứng tham gia chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Th c hi n các nhi m v khác có liên quan n quá trình t ch c tri n khai CT 135 – II do UBND huyện giao cho.

- Thành phần ban quản lý

Bao g m: Ch t ch UBND xã làm tr n g ban, phó Ch t ch UBND xã làm phó ban. Thành viên là k toán ngân sách xã, cán b v n phòng, cán b

a chính, cán b M t tr n T qu c xã Xuân Hòa, 31 tr n g thôn b n.

Nhiệm vụ: Quản lý các dự án, chính sách trên địa bàn được UBND huyện triển khai nhân dân trong xã, huy động các nguồn lực tại chỗ để triển khai thực hiện dự án. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng.

- Thành phần ban giám sát

Bao gồm: Chủ tịch HĐND xã làm trưởng ban, phó ban là chủ tịch mặt trận tổ quốc, thành viên (Chủ tịch hộ phụ nữ, Chủ tịch hội nông dân, Chủ tịch hội Cựu chiến binh, thành viên ban chỉ đạo CT 135 huyên Bảo Yên).

Nhiêm vụ: Tham gia với chủ đầu tư (UBND xã Xuân Hòa) thông qua dự án của xã, giám sát xây dựng công trình, dự án thực hiện trên địa bàn xã từ giai đoạn lựa chọn công trình, khảo sát thiết kế đến thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán công trình và bảo hành công trình.

Sau khi rà soát, lên danh sách, phê duyệt các đối tượng hỗ trợ ở các thôn bản (Chủ tịch UBND xã chỉ đạo các phòng ban rà soát các tiêu chí xét duyệt thôn bản ĐBKK, báo cáo tổng hợp trình lên UBND huyện), xã Xuân Hòa phân công các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, phụ trách, giúp đỡ các thôn bản thuộc chương trình hỗ trợ.

Huyện Bảo Yên tổ chức triển khai tập huấn, phổ biến các văn bản của chương trình cho các thành viên ban chỉ đạo, các ngành đoàn thể có liên quan, phục vụ cho công tác triển khai, tổ chức quản lý, thực hiện chương trình tại xã.

Ban lãnh đạo xã tăng cường hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý nghiệp vụ, nắm thông tin, tiến độ thực hiện chương trình nhằm kịp thời giải quyết những tồn tại bất cập để có biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn.

Huyện chủ động hướng dẫn xã xây dựng kế hoạch các hợp phần của CT 135 – II và tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt. Giúp đỡ xã triển khai thực hiện, nhất là hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất tại xã.

Hằng năm thực hiện công tác rà soát, xét các thôn bản hoàn thành mục tiêu chương trình để đưa ra khỏi diện đầu tư.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành xã dựa theo các văn bản hướng dẫn về công tác triển khai xây dựng, điều chỉnh kế hoạch hằng năm. Các văn bản hướng dẫn về hợp phần đào tạo cán bộ xã, thôn, bản, nâng cao năng lực cộng đồng, thực hiện các chính sách theo Quyết định 112/QĐ- TTg và đã cụ thể các văn bản, thông tư hướng dẫn của Trung ương về triển khai các nội dung đầu tư hỗ trợ chương trình. Đối với hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, căn cứ những quy định chung về định mức hỗ trợ, thông tư hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào cai đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định phê duyệt định mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, mô

hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản của các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CT 135 – II làm cơ sở để xã thực hiện.

Căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế địa xã, việc rà soát các công trình, hạng mục cần xây dựng, sửa chữa, số hộ khó khăn cần hỗ trợ... Ban chỉ đạo huyện căn cứ vào đó để phân bổ vốn và giao kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp.

Hàng năm, căn cứ vào danh mục đầu tư theo đề án quy hoạch cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt, xã tổ chức việc lựa chọn công trình đầu tư theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở bàn bạc công khai, dân chủ.Việc đầu tư hỗ trợ trực tiếp dự án hỗ trợ sản xuất cho các đối tượng là hộ nghèo tại các thôn, bản (căn cứ tỷ lệ hộ nghèo đã rà soát hàng năm theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Thôn bản tổ chức họp các hộ để bình xét và quyết định từ cơ sở, cơ bản đã tránh được tình trạng thắc mắc và bất hợp lý.

Thực hiện quy chế dân chủ trong triển khai thực hiện CT 135 - II, được thông báo công khai kế hoạch vốn của các hợp phần đến người dân. Đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, sau khi nghiệm thu, công trình được giao cho từng thôn, bản hoặc cơ sở trường học, trạm y tế… theo đối tượng sử dụng có trách nhiệm quản lý, bảo quản, khai thác và sử dụng lâu.

4.2.3 Phân bổ vốn của chương trình 135 giai đoạn II

Xuân Hòa là một xã ĐBKK có 31 thôn bản được tham gia và thụ hưởng từ CT 135 – II. Xã được phân làm chủ đầu tư cùng sự trợ giúp của huyện với các dự án hợp phần là: Hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ các dịch vụ cải thiện nâng cao đời sống, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật và vốn duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư. Riêng hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thì xã lập quy hoạch tổng thể báo cáo lên huyện và huyện phê duyệt công trình nào thì xã tiến hành thực hiện.

Chương trình triển khai đạt nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. Nguồn vốn phân bổ cho cả giai đoạn II trên 11 tỷ đồng được giải ngân đúng địa chỉ, kế hoạch, tạo nên năng lực mới cho chính quyền cũng như người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bền vững...

Tổng vốn cụ thể CT 135 – II đầu tư trên địa bàn từ 2006 – 2010 là 11.681,72 triệu đồng, trong đó cụ thể:

Bảng4.1: Nguồn vốn và phân bổ vốn của CT 135 - II

STT Nguồn vốn Trị giá

(Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

1 Ngân sách Trung ương 11.681,72 90,74

- Hỗ trợ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.576,5 13,5

- Phát triển cơ sở hạ tầng 7.253 62,09

- Xây dựng năng lực cán bộ và cộng đồng 971 8,31

- Hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân

1.385 11,86

- Duy trì và bảo dưỡng công trình sau đầu tư 416,015 3,56

- Chi phí quản lý chương trình 80,2 0,69

2 Ngân sách địa phương 110 0,89

3 Đóng góp của người dân: Tiền, ngày công đóng góp của người dân (quy đổi ra tiền)

538 8,36

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm CT 135 - II)

Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn thực hiện chương trình chủ yếu là ngân sách Trung ương chiếm tới 90,74% trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra còn có ngân sách của địa phương là nguồn quỹ của xã dự trù cho các chương trình thuộc địa bàn, sự đóng góp của người dân rất thấp (8,36%), người dân vẫn còn e ngại, lo thiệt hơn vì là của chung nên họ dè chừng, không muốn tham gia. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ triển khai chậm, do năng lực của cán bộ còn thấp chưa làm cho dân hiểu rõ về chương trình. Vì vậy, cần phải phân bổ và huy động nguồn vốn sao cho hợp lý, đúng, đủ và hợp lòng dân.

Với phương châm thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngoài vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu (chiếm 90%), vốn huy động nhân dân đóng góp ngày công lao động và đền bù hoa màu từ việc làm đường giao thông, nhà văn hóa cộng đồng, quy giá trị đạt 538,0 triệu đồng. Cụ thể:

Bảng 4.2: Huy động vốn của người dân cho CT 135 – II

STT Nội dung Tổng vốn

(Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

1 Nhân dân đóng góp ngày công 372 69,14

2 Vốn quyên góp của người dân 54 10,04

3 Đóng góp của người dân về đền bù hoa màu

để làm đường giao thông và nhà văn hóa 112 20,82

Tổng 538 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo CT 135 - II)

Trong năm 2010, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện CT 135 – II là 2.297 triệu đồng (dự án hỗ trợ phát sản xuất 325 triệu đồng, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 681 triệu đồng, dự án đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực cộng đồng 274 triệu đồng, dự án hỗ trợ các dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân là 735 triệu đồng, duy tu bảo dưỡng công trình 218 triệu đồng, kinh phí quản lý chỉ đạo 64 triệu đồng), qua đánh giá đến ngày 20/9/2010 tổng khối lượng giá trị thực hiện đạt 1.162,29 triệu đồng, bằng 51% kế hoạch. Như vậy, tiến độ thực hiện các hợp phần của các dự án chương trình vẫn còn chậm.

Nguyên nhân tiến độ chậm là do thời gian thực hiện dự án còn mang tính thời vụ, do vậy vốn bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khó có khả năng thực hiện được công tác lập kế hoạch có sự tham gia của người dân còn mới mẻ, mặt khác ngay cả cán bộ dù đã qua tập huấn nhưng việc xác định đầu tư vẫn chưa sát thực tế. Một nguyên nhân khác nữa xã là vùng đồng bào dân tộc ĐBKK, cơ sở hạ tầng yếu, trình độ năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, dân trí không đồng đều đã ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện...

Để Chương trình 135 giai đoạn III sớm triển khai mang lại hiệu quả thì ban chỉ đạo cần có các chủ trương đầu tư hàng năm để có thời gian tổ chức thực hiện. Đối với hợp phần hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cần bám sát vào yếu tố thời vụ để triển khai dự án cho phù hợp, tích cực vận động nhân dân giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình cho kịp tiến độ thực hiện.

Tóm lại, Xuân Hòa là một xã vùng III, vùng ĐBKK, ở đây đất đai rộng nhưng đất sản xuất cây lương thực lại thiếu, thiếu nước tưới cho sản xuất vẫn còn phụ thuộc vào thiên nhiên, giao thông đi lại khó khăn, thiếu thông tin, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, thiếu kiến thức đã dẫn tới tình trạng nghèo đói ở Xuân Hòa.

4.2.4 Công tác kiểm tra, giám sát thực tiễn, kiểm toán

Nội dung giám sát tập trung vào: Công tác kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý CT 135 - II ở xã. Công tác tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng, chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân.

Về quy chế kiểm tra, trong quá trình triển khai, Ban chỉ đạo chương trình thường xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, phát hiện những tồn tại, yếu kém ở cơ sở để có những kiến nghị và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện. Hàng năm có các đoàn giám sát kiểm tra của huyện đến xã.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TẠI XÃ XUÂN HÒA, HUYỆN BẢO YÊN, (Trang 49 -136 )

×