Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, lúc tập chung với qui mô lớn, lúc phân tán nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ của đảng và tổng liên đoàn giao cho. Công ty in công đoàn là một công ty trực thuộc TLĐLĐVN, sản phẩm chủ yếu của công ty là các ấn phẩm như các loại báo tạp chí,... phục vụ cho công tác tư tưởng, văn hoá của TLĐLĐVN và các tổ chức xã hội.
Ngoài ra công ty còn là nơi cung cấp một khối lượng lớn cho các nhà xuất bản: nhà xuất bản (NXB) giao dục, NXB lao động, NXB Kim Đồng, các tài liệu thường xuyên và đột xuất của TLĐLĐVN, các cơ quan và địa phương trên cả nước.
Hiện nay cán bộ công nhân viên của công ty đã lãnh đạo kịp thời, bổ sung kiến thức mới, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, làm chủ thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu in ấn của xã hội và TLĐLĐVN với chất lượng cao. Đặc biệt trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng công ty đã cơ bản hoàn thiện bộ máy quản lý có nhiều kinh
nghiệm, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn tài sản mà TLĐLĐVN giao cho. Thực hiện và chấp hành đầy đủ các khoản thuế và đóng góp khác theo đúng qui định của nhà nước và TLĐLĐVN. Do đó, công ty đã đứng vững và phát triển một cách vững chắc, ổn định, đem lại thu nhập cao và việc làm cho cán bộ công nhân viên trong cơ chế hiện nay.
Trong các năm qua, công ty đã đạt được một số thành tựu sau: ST
T Nội dung Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
1 Trang in cn(13*19) 4,5 tỉ trang 6 tỉ trang 7,4 tỉ trang
2 Doanh thu 21215401161 31033845731 3849000000
3 Hoàn trả gốc mua máy
coroman 1788240000 2219000000 7197000000
4 Hoàn trả lãi 1051218125 1293854458 1200000000
5 Thuế vat 108435442 123583252 144000000
6 BHXH+BHYT+KPCĐ 223311000 247000000 293000000
7 Khấu hao 2086677808 2308572000 2900000000
8 Quỹ lương và gia công 303357000 3656300000 5400000000
9 Lãi truớc thuế 759774676 862523577 892000000
10 Thuế thu nhập 243127896 276007544 285000000
11 Thuế vốn 133000000 177660000 177660000
12 Nộp cấp trên 154994034 122656000 130000000
13 Lợi nhuận để lại 228652746 286200033 299340000
14 Thu nhập bình quân 950000 1100000 1300000
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lý nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động, thách thức phức tạp, trong những bước đi đầu tiên là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, công ty in công đoàn đã lựa chọn cho mình một bộ máy quản lý phù hợp với qui mô sản xuất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Theo mô hình trực tuyến tham mưu, cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú: : quan hệ chỉ đạo
: quan hệ thông tin phối hợp
Phó giám độc Giám đốc Phòng quản lý tổng hợp Phòng tổ chức h nh chínhà Phòng kế toán t i và ụ Phân xưởng chế bản Phân xưởng in OFFSET Phẫn xưởng sách Vi tính Phơi bản Bình bản Tổ xén Offset toshiba sách2 tổ Offset 5 m uà Offst m uà OTKTổ
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc công ty:
Được chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam bổ nhiệm thay mặt tổng liên đoàn chỉ đạo công ty theo chế độ một thủ trưởng. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước tổng liên đoàn. Giám đốc vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên, có quyền điều hành quyết định việc hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động nếu làm sai nguyên tắc. Vừa là người phụ trách trực tiếp các khâu trọng yếu của công ty. Trên cơ sở tiềm lực hiện có của công ty, giám đốc phải phát huy tinh thần sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thiện các chỉ têu kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng nhất của giám đốc công ty là xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, các phương án bảo vệ và khai thác mọi tiềm năng của công ty dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phương án, biện pháp đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, người giám đốc còn giữ chức năng là người tổ chức việc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định chung của ngành và của nhà nước .Ngoài ra, giám đốc còn xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, thay đổi tổ chức bộ máy quản lý của công ty, thành lập và chỉ đạo trực tiếp bộ máy giúp việc. Ngoài những quyền hạn như đã nêu trên, giám đốc phải chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
Là người trực tiếp giúp giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi giới hạn quyền lực của mình.
Ban giám đốc thực hiện chức năng tổ chức và quản lý trên 3 mặt chủ yếu sau: + Tổ chức và quản lý tình hình kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình kinh doanh của toàn công ty.
+ Xây dựng hệ thống các mối quan hệ kinh doanh, tạo ra mạng lưới cung cấp( đầu vào) và tiêu thụ ( đầu ra) cùng các mối liên hệ liên doanh liên kết đại lý bao tiêu, đối tác trong nước và ngoài nước gắn bó, ổn định.
+Tổ chức và quản lý điều hành bộ máy tổ chức của công ty, sao cho bộ máy tinh, gọn nhẹ và đáp ứng được những yêu cầu biến động của thị trường.
Phòng tổ chức hành chính:
Làm chức năng tham mưu và giúp cho giám đốc về các vấn đề tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, sao cho việc thực hiện đường lối tổ chức cán bộ của đảng, thi hành các chính sách chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong phạm vi công ty được tốt nhất.
+ Nhiệm vụ quyền hạn của phòng tổ chức hành chính:
_ Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty để nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, tổ chức bộ máy quản lý, biên chế của công ty nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ.
_ Nghiên cứu việc bố chí, điều động, tuyển dụng cán bộ công nhân viên cho các phòng ban theo chỉ tiêu biên chế. Đặc biệt là thực hiện đầy đủ các chế độ của đảng, nhà nước đối với cán bộ công nhân viên như BHXH, BHYT, KPCĐ.
_ Quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty, kết hợp chặt chẽ với công tác đảng, công tác công đoàn và các cấp quản lý khác để hiểu và nắm bắt tình cảm tư tưởng, trình độ chính trị, nghiệp vụ... của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
_ Theo dõi công tác thi đua, kết hợp chặt chẽ với công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và lãnh đạo các phòng ban để nắm rõ tình hình phong trào thi đua trong từng đơn vị của công ty.
_Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiên tốt các mặt công tác như văn thư, lưu trữ, điện thoại...
_ Xây dựng các chế độ, qui chế trật tự vệ sinh và quản lý cơ quan, kho tàng thuộc phạm vi từng phòng.
Có thể nói phòng tổ chức hành chính của công ty in công đoàn kiêm nhiều chức năng, trong đó gồm hai mảng quan trọng là: tổ chức lao động và quản trị hành chính. Hiện nay phòng tổ chức hành chính gồm có 25 người, trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng, còn lại là công nhân dưới quyền.
Sau đây là bảng kê về tình hình trình độ của cán bộ công nhân viên trong phòng tổ chức hành chính:
STT Tên chức danh Số
lượng
Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 2 3 4 5 6 7 Trưởng phòng Phó phòng Văn thư
Nhân viên thừa hành Y tế Lái xe Bảo vệ 1 1 2 8 2 6 5 1 1 1 3 1 - - - - - 1 - 2 1 - - 1 4 1 4 4
Như vậy có thể thấy rằng tình hình nhân sự tại phòng tổ chức hành chính là khá hợp lý. Việc bố chí chỉ có một trưởng phòng khiến cho các thông tin được truyền xuống nhanh chóng, chính xác.
3. Phòng quản lý tổng hợp:
Phòng quản lý tổng hợp của công ty in công đoàn bao gồm các bộ phận: kỹ thuật cơ điện, kế hoạch vật tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS). Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về lĩnh vực mà mình phụ trách. Về nhân sự, phòng có tất cả 21 cán bộ công nhân viên và được phân chia như sau:
_ 9 người ở bộ phận ký thuật cơ điện _ 7 người ở bộ phận kế hoạch vật tư _ 5 người ở bộ phận KCS
Phòng tài chính - kế toán:
Chức năng của phòng tài chính- kế toán là một bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thực hiện công tác tài chính- kế toán của công ty thông qua chức năng giám đốc bằng tiền nhằm giúp giám đốc công ty quản lý và chấp hành các chế độ, chính sách, thể lệ về tài chính kế toán, quản lý tài sản, quản lý kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và có hiệu quả tiền vốn, thực hành tiết kiệm, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ, chính sách và kỷ luật tài chính của nhà nước.
+ Phòng tài chính kế toán có 6 người: _ 1 kế toán trưởng
_ 1 kế toán tổng hợp
_ 1 kế toán thanh toán nội bộ _ 1 kế toán nguyên vật liệu _ 1 kế toán tiền mặt
_ 1 thủ quĩ ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ riêng của từng người, phòng tài chính kế toán còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
_ Nghiên cứu và hưỡng dẫn thực hiên các chế độ, chính sách, chế độ tài chính của nhà nước và có kiến nghị về chính sách, chế độ tài chính cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế của nhà nước và tổng liên đoàn giao cho để xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của công ty.
_ Chuẩn bị kịp thời và đầy đủ các loại vốn kinh doanh, vốn xây dựng cơ bản... phục vụ cho công tác kinh doanh, các hoạt động khác của công ty theo kế hoạch đã duyệt và phân phối sử dụng kịp thời.
_Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính kế toán theo định kỳ tháng, quí, năm. báo cáo kiểm tra hoàn thành kế hoạch theo đúng chế độ của tổng liên đoàn qui định.
Như vậy, với đội ngũ cán bộ tài chính kế toán có nghiệp vụ chuyên môn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của công ty in công đoàn.
Các phân xưởng khác:
Các phân xưởng sản xuất là nơi trực tiếp tạo ra các sản phẩm chi công ty. Chất lượng in ấn phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay của người công nhân. Với đội ngũ 214 công nhân chia làm 3 phân xưởng, công ty in công đoàn có thể nói đã bố trí hợp lý về lao động. Các phân xương được đặt dưới sự giám sát của 3 quản đốc, cả 3 đều là kỹ sư có chuyên môn. Sau đây là bảng về bậc thợ của công ty theo số liệu năm 2001:
Tổng số lao động trực tiếp _ Thợ bậc 7 _ Thợ bậc _ Thợ bậc _ Thợ bậc _ Thợ bậc 3 _ Thợ bậc 2 _ Thợ bậc 1 _ Trình độ đại học
_ Đang học đại học tại chưc _ Đảng viên 214 6 7 13 21 59 78 30 22 36 9 100 2,8 3,27 6,07 9.81 27,57 36,44 14,01 10,28 16,82 4,2
Qua bảng trình độ của công nhân, ta thấy rằng bâc thợ trong các phân xưởng không đồng đều, thợ lành nghề( bâc 6,7) chiếm tỷ lệ nhỏ so với số công nhân toàn công ty, chỉ chiếm 6,07%. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao phải nâng cao trình độ công nhân, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho họ để họ hoàn thành tốt công việc.Trong những năm qua, công ty in công đoàn liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc thợ nhằm đấnh giá lại tay nghề công nhân. Hình thức này đã thiết thực khuyến khích toàn thể công nhân viên trau dồi kỹ thuật để vươn lên.
*Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty:
Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm quan hệ chỉ đạo và quan hệ chức năng.
Quan hệ chỉ đạo là quan hệ giữa giám đốc với phó giám đốc, các trưởng phòng ban chức năng, các quản đốc, đội trưởng và toàn thể cán bộ công nhân viên. Mọi
mệnh lệnh, chỉ thị của giám đốc đều được toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng.
Ngoài ra, quản hệ giữa trưởng phòng với các nhân viên trong phòng và giữa quản đốc phân xưởng với cán bộ công nhân viên trong phân xưởng cũng là quan hệ chỉ đạo. Mọi mệnh lệnh của trưởng phòng, của quản đốc phải được phải được toàn bộ cán bộ công nhân viên trong phòng, trong phân xưởng nghiêm chỉnhphục tùng. Còn quan hệ chức năng là mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau và giữa các phòng chức năng với các phân xưởng. Trong toàn công ty, trách nhiệm chung của các phòng chức năng và các phân xưởng là phải vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty được tiến hành ăn khớp, đồng bộ.
+ Mối quan hệ của phòng tổ chức hành chính: _ Mối quan hệ chỉ đạo :
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đề xuất của các phòng ban để nghiên cuứu và xây dựng, trình lãnh đạo công ty xét duyệt. Sau khi giám đốc duỵệt, phòng lại có trách nhiệm thông tin những mệnh lệnh của cấp trên xuống các phòng ban, phân xưởng khác để tổ chức thực hiện.
_ Mối quan hệ chức năng:
Phòng tổ chức hành chính cùng với các phòng xây dựng biên chế của các phòng trình lãnh đạo công ty xét duyệt. Đồng thời trao đổi với các phòng về phân công cán bộ phụ trách công việc hay mặt hàng, tránh xáo trộn để tiện cho công việc quản lý cán bộ.
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm phổ biến các thông tư, chỉ thị của cấp trên về đường lối, chủ trương, chính sách công tác cán bộ và các chế độ đối với cán bộ công nhân viên để các phòng có trách nhiệm phổ biến lại cho mọi người của phòng mình biết và thi hành.
Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng để theo dõi và nắm chắc tình hình về phong trào thi đua của từng phân xưởng, tình hình bình bầu và khen thưởng các danh hiệu thi đua. Sau đó làm báo cáo đưa lên ban thi đua khen thưởng của công ty xét duyệt. Mặt khác, để giải quyết viếc cho cán bộ, nhân viên về nghỉ hưu, nghỉ mặt sức, phòng tổ chức hành chính đều trao đổi với tất cả các phòng ban khác để thống nhất trước khi trình lên giám đốc danh sách.
+ Mối quan hệ của phòng tổng hợp:
Phòng tổng hợp chịu trách nhiệm về ba khâu quan trọng: kế hoạch vật tư, kỹ thuật cơ điện, kiểm tra chất lượng sản phẩm, do vậy, nó có liên quan mật thiết với tất cả các phòng trong công ty.
_ Mối quan hệ chỉ đạo:
Phòng tổng hợp nhận mệnh lệnh sản xuất từ ban giám đốc công ty, lên kế hoạch sản xuất để đưa xuống các phân xưởng. Nếu gặp khó khăn ở khâu nào thì lại báo cáo lên giám đốc để khắc phục trước khi tiến hành sản xuất.
_ Mối quan hệ chức năng:
Phòng tổng hợp trao đổi với phòng tổ chức hành chính về cơ cấu lao động, số lao