Ngày nay nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân và toàn xã hội rất lớn đó là một tất yếu khách quan đòi hỏi ngành in phải đáp ứng. Nhận thức đúng vai trò đó của ngành in đã bắt đầu hình thành, những hoạt động bằng ngững hoạt động đơn lẻ, qui mô nhỏ, qua thời kỳ cách mạng tổ chức xây dựng và củng cố của ngành in vẫn gắn liền với sự phát triển của cả nước.
Công ty in công đoàn việt nam là doanh nghiệp thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tiền thân là nhà in công đoàn được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1946 tại xóm Mẫu, thôn Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Lúc đó, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là in các tài liệu, các sách báo phục vụ cho công tác tuyên truyền của đảng và công đoàn Việt Nam tong thời kỳ kháng chiến chống pháp.
Từ buổi đầu thành lập, với cơ sở vật chất lạc hậu, tới nay nhà máy đã phát triển thành công ty lớn mạnh với nhiều trang thiết bị hiện đại.
Năm 1965 nhà in lao động được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam(TLĐLĐVN) cho phép đầu tư một dây truyền hai máy in cuộn để in báo lao động bằng nguồn vốn viện trợ cuả công hội Trung Quốc.
Năm 1972 đế quốc Mỹ mở rộng phá hoại miền bắc, trước tình hình đó, ban bí thư trung ương quyết định trưng dụng hai máy in của công ty để xây dựng cơ sở thiết bị với một số cán bộ công nhân viên tăng cường cho công đoàn giải phóng, số còn lại đổi tên thành công ty in công đoàn.
Từ năm 1976 đến năm 1979, công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, mọi hoạt động đều do TLĐLĐ quyết định. Xong thời kỳ này công ty đạt năng xuất hoạt động
khá cao gần 80% công xuất thiết kế với số lượng công nhân đông đảo, sản phẩm chủ yếu của công ty là báo lao động và một số tài liệu khác.
Giai đoạn 1991-1994, ngành in Việt Nam có chủ trương đổi mới công nghệ, loại bỏ công nghệ lạc hậu năng xuất thấp bằng công nghệ in offset tiên tiến hiện đại năng xuất gấp 20 lần sắp xếp chữ thủ công truyền thống trước đây.
Tháng 5 1994 đoàn chủ tịch liên đoàn lao động Việt Nam quyết định số 446/TLĐ ngày 14 tháng 5 năm 1994 phê duyệt dự án cho phép công ty đầu tư nâng cấp mở rộng bằng vốn vay ngoại tệ 600.000 USD của ngân hàng đầu tư phát triển việt nam, đổi tên thành xí nghiệp in công đoàn và đầu tư đổi mới công nghệ.
Năm 1997 xí nghiệp đổi tên thành công ty in công đoàn việt nam theo quyết định số 717/TLĐ ngày 10 tháng 9 năm 1997, với số vốn ban đầu 600.000 USD công ty không đủ trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Tiến độ thời gian phát hành sách là hết sức khó khăn đối với công ty, nhưng ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên đã không ngừng cố ngừng học hỏi sáng tạo.