Sự suy sụp nặng thường xảy ra sau tai biến mạch máu não. Bên cạnh sự may mắn là những người sống sót sau tai biến mạch máu não có cảm xúc, việc phát hiện và điều trị suy sụp cơ thể rất quan trọng bởi vì sự suy sụp cơ thể liên quan với sự tàn phế, có ý định tự tử và sự tử vong của bệnh nhân.
Sự suy sụp còn liên quan rất nhiều đến kết quả kém hòa nhập xã hội và đây là nguyên nhân làm bệnh nhân dễ có suy nghĩ tự tử hoặc kết quả xấu hơn là tử vong nhanh chóng.
Người ta dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán chuẩn như: Chẩn đoán và thống kê về rối loại tinh thần (DSM) hoặc sự nghiên cứu về tiêu chuẩn chẩn đoán.
Để khẳng định bệnh nhân có giai đoạn suy sụp nặng (MDE), sự suy suọp xảy ra ít nhất có ở 30-40% bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não. Mặc dù thuật ngữ suy sụp sau tai biến mạch máu não (PSD) đã có trong y văn nhưng tiêu chuẩn chính để chẩn đoán thì chưa có.
Ở hầu hết trường hợp người ta đã dựa theo DSM IV hoặc theo sự phân loại của tổ chức y tế thế giới về bệnh tật trên thế giới (ICD) thì được áp dụng.
Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhiều bảng định giá tâm thần khác nhau. Cho dù người ta biết được sau khi bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân hay bị suy sụp tuy nhiên bệnh nhân chưa được chẩn đoán và điều trị đúng mức. Cũng rất ít người biết được về tiến trình của sự suy sụp nặng nề sau tai biến
mạch máu não. Tùy thuộc thời gian, cao điểm là từ 3-6 tháng sau tai biến mạch máu não và giảm dần ở thời điểm 1 năm sau bị bệnh.
Sự chữa trị hoặc dự phòng suy sụp sau tai biến mạch máu não chủ yếu tùy vào sự hiểu biết về cơ chế sinh lý bệnh giữa tai biến mạch máu não và sự suy sụp. Cho dù sự phân loại của DSM IV ám chỉ rằng tai biến mạch máu não gây nên sự suy sụp thông qua cơ chế sinh học trực tiếp, bản chất của cơ chế mắt xích giữa tai biến mạch máu não và sự suy sụp còn đang bài cãi. Vài nhà nghiên cứu cho là cơ chế sinh học đầu tiên gây thiếu máu cục bộ làm tổn thương trực tiếp lên vùng điều hòa tâm trạng của bệnh nhân. Trái lại một số nhà khoa học khác cho rằng cơ chế tâm lý xã hội phối hợp với tai biến mạch máu não hình thành nguyên nhân tiền thân của sự suy sụp cơ thể.
Những người sống sót sau tai biến mạch máu não tích cực tham gia các chương trình tập luyện thì tỉ lệ suy sụp cơ thể giảm. Còn nếu các bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não bị suy giảm về nhận thức thì thời gian suy sụp cơ thể sẽ kéo dài các bệnh nhân không bị giảm sút về nhận thức.
Hơn nữa, những thương tổn gây thiếu máu cục bộ vùng trước trái thường liên quan đến suy giảm về nhận thức ở các bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não. Các bệnh nhân này suy sụp cơ thể nặng, điều đó chứng tỏ rằng các thương tổn do thiếu máu cục bộ vùng trán thì dẫn đến suy giảm về nhận thức và suy sụp cơ thể kéo dài.
Sự suy sụp cơ thể sau tai biến mạch máu não thường liên quan tới sự tàn phế, suy giảm về nhận thức cũng như sự tử vong của bệnh nhân. Suy sụp sau tai biến mạch máu não xảy ra không phải thuần túy do nguyên nhân sinh học hoặc tâm thần học, nhưng biểu hiện ở bệnh nhân là thương tổn về tinh thần. Để phục vụ trong việc cứu chữa người bệnh có hiệu quả, sự nghiên cứu về cơ chế bệnh học, tỉ lệ mắc phải, sự lưu hành và các yếu tố liên quan đến suy sụp cơ thể sau tai biến mạch máu não là rất cần thiết.