đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp là từ vốn vay ngắn hạn do trong năm 2013 doanh nghiệp đã thanh toán hết vốn vay dài hạn, điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm được nguồn tài trọ dài hạn vững chắc cho các TSCĐ có trong công ty.
3.2.6. Đầu tư, đổi mới công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường,khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hóa trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Vài năm trờ lại đây công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao. Song việc đổi mới còn nhiều khó khăn và thiếu sự đồng bộ. Vì thế cần không ngừng cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, cụ thể:
- Cần tính toán mục tiêu đầu tư cũng như quy trình tập trung đầu tư một cách rõ ràng.
- Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt đông sản xuất.
- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất.
- Để nâng cao năng lực công nghệ,công ty cần tạo lập mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu,ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.
- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân lành nghề trên cơ sở bồi dưỡng vật chất thích đáng cho công nhân.
- Nâng cao trình độ quản lý trong đó cần lưu tâm đến vai trò quản lý kỹ thuật, bán hàng, nhân sự…
3.2.7. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất. Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ.
Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động. Làm được như vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiện hiệu suất làm việc ngày càng cao.
Công ty cần thường xuyên mở các lớp học nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Hay tổ chức các đợt thì đua lao động giỏi nhằm khuyến khích tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động.
3.2.8. Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Phải không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ kế toán, ghi chép sổ sách, tổ chức một cách hiệu quả và phù hợp hệ thống kế toán của doanh nghiệp. tiến hành ghi chép chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời lập đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình ngân sách của doanh nghiệp.
KẾT LUẬNKết luận Kết luận
Nâng cao năng lực tài chính luôn là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến vị thế cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính , qua thời gian tìm
hiểu, kết hợp những kiến thức đã học và thực tiễn doanh nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tình của GSTS Vương Toàn Thuyên và công ty, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập :” nâng cao năng lực tài chính của công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái
Bình”. Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất là đã làm rõ được những lí luận cơ bản năng lực tài chính trong doanh nghiệp
Thứ hai là đã tìm hiểu thực trạng năng lực tài chính tại công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình
Thứ ba là đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty Do trình độ và thời gian còn hạn chế, em không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của công ty, của quý thầy cô và các bạn để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn GSTS Vương Toàn Thuyên và ban lãnh đạo Khoa Kế toán – Tài chính trường Đại học Hải Phòng cùng công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết nên đề tài này!
Kiến nghị
Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.
Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà không đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay các công ty trong nước đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng trong nước với hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu, đó là sự chênh lệch khá lớn về giá cả, điều này đã gây ra không ít khó khăn cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa và đó có thể là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Để giúp công ty thoát khỏi tình trạng này Nhà nước cần tăng cường phối hợp với ban ngành có liên quan để có những chính sách hợp lý bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp
huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.
Tăng cường hơn nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (chủ biên: PGS.TS. Nguyễn ĐìnhKiệm và TS. Bạch Đức Hiển) – NXB Tài chính – năm 2012. Kiệm và TS. Bạch Đức Hiển) – NXB Tài chính – năm 2012.
2. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (chủ biên: PGS. TS. Nguyễn NăngPhúc) – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2011. Phúc) – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2011.
3. Giáo trình Quản trị tài chính công ty – GS.TS. Nguyến Đăng Hạc, NXBXây Dựng – năm 2010 Xây Dựng – năm 2010
4. Giáo trình Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh – PGS.TS Phạm ThịGái, NXB giáo dục – 2004. Gái, NXB giáo dục – 2004.
5. Giáo trình Tài chính công ty – PTS Lưu Thị Hương, Trường Đại học Kinhtế quốc dân, NXB Giáo Dục – Năm 1998 tế quốc dân, NXB Giáo Dục – Năm 1998
6. Các luận văn, chuyên đề chuyên ngành Tài chính - Kế toán.