Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) 1. Tổng tài sản 15.003.768.262 15.849.649.703 14.725.014.087 845.881.440 5,64 -1.124.635.616 -7,10 2. VCSH 7.339.165.258 6.047.784.092 7.032.883.729 -1.291.381.166 -17,60 985.099.637 16,29 3. Nợ phải trả 7.634.603.004 9.801.865.616 7.692.130.358 2.167.262.602 28,39 -2.109.735.258 -22,52 4. Hệ số nợ 50,88 61,84 52,24 10,96 21,54 -9,6 -15,52 5. Hệ số VCSH 49,12 38,16 47,76 -10,96 -22,31 9,6 25,16
Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2011-2013
tài sản doanh nghiệp phải sử dụng 52,24 đồng nợ phải trả và 47,76 đồng VCSH, như vậy hệ số nợ trong năm 2013 giảm 9,6 đơn vị tương ứng giảm 15,25% và hệ số VCSH tăng 9,6 đơn vị tương ứng tăng 25,16% so với năm 2012. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2013 giảm và mức độ độc lập tài chính tăng lên. Nguyên nhân là do trong năm 2013 doanh nghiệp giảm vay nợ đồng thời tăng giá trị VCSH.
Nhìn chung trong cả 3 năm nghiên cứu thì hệ số nợ luôn cao hơn so với hệ số VCSH, cho thấy doanh nghiệp đang tận dụng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính trong việc tiết kiệm thuế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên điều này có thể sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp về khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý hơn trong vấn đề đi vay nợ của mình
2.2.2.5. Thực trạng về khả năng tăng trưởng của công ty giai đoạn 2011- 2013 Bảng 2.8: Khả năng tăng trưởng của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Khả năng tăng
trưởng của tài sản 15.033.768.262 15.849.649.708 14.725.014.087 815.881.446 4,43 -1.124.635.621 -7,10 Khả năng tăng trưởng của VCSH 7.291.844.293 5.946.805.029 6.931.904.666 -1.345.039.264 -18,45 985.099.637 16,29 Khả năng tăng trưởng của LNST 1.006.844.293 54.906.736 985.099.637 -951.937.557 -94,55 930.192.901 1694,13 Khả năng tăng trưởng bề vững 0,138 0,009 0,142 -0,129 -93,48 0,133 1477,78
Nguồn: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
Năm 2011 tổng tài sản đạt 15.033.768.262 đồng, đến năm 2012 chỉ tiêu này là 15.849.649.708 đồng, tăng 815.881.446 đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là
5,43%, năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp là 14.725.014.087 đồng, giảm 1.124.635.621 đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là -7,1%.
Năm 2011 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 7.291.844.293 đồng, năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 5.946.805.029 đồng, giảm 1.345.039.264 đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là -18,45%. Năm 2013 vốn chủ sở hữu đạt 6.931.904.666 đồng, tăng 985.099.637 đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 16,57%.
Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 1.006.844.293 đồng, đến năm 2012 chỉ tiêu này là 54.960.736 đồng, giảm mạnh so với năm 2011, cụ thể giảm 951.883.557 đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là -94,54%. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng tăng nhanh, đạt 985.099.637 đồng, tăng 930.138.901 đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng 1694,48% so với năm 2012.
Để thấy rõ được sự tăng trưởng của công ty ta xem xét chỉ tiêu khả năng tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là hệ số giữa LNST và VCSH. Năm 2011 khả năng tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp là 0,138. Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 0,009 tương ứng giảm 93,48% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm của LNST nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của VCSH. Năm 2012 khả năng tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp là 0,142 tăng 0,133 tương ứng tăng 1477,78% so với năm 2012, có sự gia tăng đột biến là do trong năm 2013 doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, kiểm soát chi phí tốt hơn khiến LNST tăng mạnh.
2.3. Đánh giá
Sau khi phân tích tình hình thực tế về tình hình tài chính tại công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình, chúng ta có thể thấy tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty có một số ưu, nhược điểm sau:
2.3.1. Ưu điểm
Qua báo cáo kết quả kinh doanh thì trong năm 2013, công ty đã hoạt động có kết quả tốt. Tuy trong nền kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp luôn đạt mức doanh thu và có lãi, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời cũng đảm bảo công ty có đủ vốn lưu thông để tiếp tục hoạt động sản xuất.
Hầu hết các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của công ty đều rất cao cho thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt. Ngoài ra, công ty luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bất thường phát sinh. Nhờ vậy, công ty luôn là một khách hàng uy tín của các nhà cung cấp. Cũng chính vì thế mà công ty luôn đảm bảo nguồn nguyên liệu, hàng hóa đầu vào ổn định, đầy đủ, kịp thời, kể cả trong những điều kiện biến động, công ty vẫn nhận được những ưu đãi từ các nhà cung cấp, từ đó giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty cũng tương đối tốt vòng quay các khoản phải thu và vòng quay HTK tương đối cao, đặc biệt là công ty đã kiểm soát tốt lượng HTK của mình đồng thời có những biện pháp giải phóng HTK có hiệu quả
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa hợp lý
Vốn vay chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý tốt nguồn vốn của mình. Trong năm 2013 công ty không có nợ dài hạn vì vậy doanh nghiệp chủ yếu dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của mình nên mức độ phụ thuộc về mặt tài chính còn khá cao, cơ cấu vốn chưa an toàn.
Thứ hai doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn
Trên thực tế, doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn cho SXKD thông qua rất nhiều hình thức, ngoài vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận để lại còn có các hình thức khác như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu…Đối với công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình, đây là một điểm hạn chế của doanh nghiệp. Trong nguồn vốn năm 2013 của công chỉ có nợ ngắn hạn và VCSH, điều này khiến cho doanh nghiệp không tận dụng tối đa sức mạnh của đòn bẩy tài chính trong việc gia tăng lợi nhuận, không tận dụng hết được lá chắn thuế lãi vay. Hơn nữa, công ty không tận dụng được các nguồn vốn này để phục vụ cho chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
Với tình hình kinh doanh có lợi nhuận tốt và tiềm lực như hiện tại, công ty có thể chiếm được lòng tin của các nhà cho vay và tiếp cận được các nguồn vốn khác một cách dễ dàng. Rõ ràng, việc cân nhắc sử dụng nợ vay, đặc biệt là nợ dài hạn là một hướng đi rất quan trọng mà công ty cần xem xét trong chiến lược kinh doanh của
mình. Một tỷ lệ nợ vay hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn kinh doanh.
Thứ ba việc quản lý, sử dụng tài sản còn hạn chế, chưa phát huy được năng lực hoạt động của tài sản
Công ty chưa tận dụng được hết năng lực hoạt động của tài sản. Hiệu suất sử dụng tài sản còn thấp. Điều này gây ra lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp, làm tăng chi phí sử dụng vốn từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, các tài sản không sinh lời khác như khoản phải thu của khách hàng, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty cũng làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản.
Thứ tư, doanh nghiệp còn hạn chế trong hoạt động đầu tư
Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình không có hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn hay dài hạn. Công ty còn dự trữ khá nhiều tài sản dưới dạng tiền, ngoài ra còn các tài sản khác như hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng khá cao. Những tài sản này đều là những tài sản không sinh lời nên làm giảm hiệu quả vốn kinh doanh. Điều đó cũng cho thấy hoạt động đầu tư của công ty kém linh hoạt. Với nguồn vốn như hiện tại, công ty có thể đa dạng hóa các hình thức đầu tư để góp phần làm gia tăng lợi nhuận và giảm bớt thiệt hại khi có rủi ro trong hoạt động kinh doanh chính xảy ra.