TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN LÂM SẢN
THÁI BÌNH
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần chế biến lâm sản TháiBình Bình
Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình những năm hoạt động vừa qua đã đạt được một số kết quả nhất định và trong tương lai, công ty muốn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tất cả các lĩnh vực. Để đạt được điều đó, công ty đã đề ra những định hướng như sau:
- Trong năm 2014, công ty dự tính tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ từ 10 – 20% so với năm 2013, lợi nhuận ước tính đạt 1,8 tỷ
- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.
- Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc.
- Xác định con người là sức mạnh cốt lõi, Công ty cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình luôn chú trọng xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động. Nhờ những nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự, trọng dụng nhân tài, quan tâm đào tạo cán bộ, hiện công ty đã có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.
- Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
- Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động.
Với việc định hướng trong tương lai như trên, công ty đã đặt ra những mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, về công tác đổi mới doanh nghiệp, công ty tiếp tục thực hành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành một công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao
Thứ hai, về công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành trong công ty, tăng cường công tác hạch toán sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các chi phí quản lý sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích lũy vốn để phát triển; phân cấp và giao quyền chủ động, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý.
Thứ ba, về công tác phát triển nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng; có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới, tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Về các công tác khác, công ty đặt mục tiêu tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để phát triển năng lực công ty là doanh nghiệp mạnh với năng lực cạnh tranh cao; không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu và uy tín của công ty trên thị trường, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng.
3.2. Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần chế biếnlâm sản Thái Bình lâm sản Thái Bình
3.2.1. Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý
Trước hết, doanh nghiệp phải đảm bảo huy động vốn đầy đủ, kịp thời để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Để có thể chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.
- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn...
- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.
Đối với công tác sử dụng vốn, khi thực hiện, công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh. Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.
Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thái Bình hiện là một cơ cấu vốn chưa an toàn với trên 50% là vốn vay vì vậy công ty nên tăng cường thêm VCSH để tăng mức độ an toàn về vốn, bên cạnh đó cũng nên tăng cường vay nợ dài hạn bằng các hình thức như: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu. Để xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp phải nắm rõ chi phí sử dụng của từng loại nguồn vốn và dự kiến được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp mình.
3.2.2. Tăng khả năng thanh toán
Để đảm bảo tốt khả năng thanh toán việc quan trọng nhất công ty phải làm đó là quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu, các khoản phải trả. Việc quản trị tốt các mục này sẽ giúp doanh nghiệp giảm lượng vốn bị ứ đọng và nguồn vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này với hiệu quả cao hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cung cấp và nhà cho vay.
• Đối với việc quản trị tiền mặt, doanh nghiệp cần hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đồng thời có thể sử dụng tiền nhàn rỗi vào đầu tư để sinh lời.
• Tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn khá cao do đó công ty cần có các biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng như: