Sơ đồ 2.3: Nhóm tỷ số hoạt động của công ty giai đoạn 2011 – 2013
vòng tương ứng tăng 2,23% so với năm 2012 nguyên nhân tăng là do trong năm 2013 tốc độ tăng của DTT (12,35%) nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSNH (12,19%). Trong giai đoạn này doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay TSNH nhằm tăng tốc độ luân chuyển các yếu tố tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là 14,47 vòng, đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 12,43 vòng, giảm 2,04 vòng tương ứng giảm 14,1% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của hàng tồn kho (22,21%) nhanh hơn so với tốc độ tăng của GVHB (4,94%). Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 13,76 vòng, tăng 1,33 vòng tương ứng tăng 10,7% so với năm 2012, nguyên nhân tăng là do trong năm 2013 GVHB vẫn tiếp tục tăng (10,05%) trong khi đó HTK lại có xu hướng giảm nhẹ (0,56%). Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực của doanh nghiệp trong việc giải phóng hàng tồn kho góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 10,99 vòng tương ứng với kì thu tiền bình quân là 33 ngày. Năm 2012 vòng quay các khoản phải thu là 9,34 vòng tương ứng với kì thu tiền bình quân là 39 ngày, giảm 1,65 vòng tương ứng giảm 15,01% kéo theo đó là kì thu tiền bình quân tăng lên 6 ngày tương ứng tăng 18,18% so với năm 2011, nguyên nhân giảm vòng quay là do tốc độ tăng của DTT (0,06%) chậm hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân. Đến năm 2013 vòng quay các khoản
phải thu là 9,77 vòng tương ứng với kì thu tiền bình quân là 37 ngày, tăng 0,43 vòng tương ứng tăng 4,6% đồng thời làm cho kì thu tiền bình quân giảm 2 ngày tương ứng giảm 5,13% so với năm 2012, nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của DTT (12,35%) nhanh hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân (7,4%). Vòng quay các khoản phải thu tăng sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, giảm lượng vốn bị chiếm dụng.
Năm 2011, vòng quay các khoản phải trả của doanh nghiệp là 4,37 vòng tương ứng với kì trả tiền bình quân là 82 ngày, đến năm 2012 vòng quay các khoản phải trả của doanh nghiệp là 4,04 vòng tương ứng với kì thu tiền bình quân là 89 ngày, điều này cho thấy vòng quay các khoản phải trả giảm 0,33 vòng khiến kì trả tiền bình quân tăng 7 ngày tương ứng tăng 8,54% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của GVHB (4,94%) chậm hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải trả bình quân. Năm 2013 vòng quay các khoản phải trả là 4,43 vòng tương ứng với kì trả tiền bình quân là 81 ngày, tăng 0,39 vòng tương ứng tăng 9,65% làm cho kì trả tiền bình quân giảm 7 ngày tương ứng giảm 8,99 % so với năm 2012 nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của GVHB (10,05%) nhanh hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải trả bình quân (0,33%). Doanh nghiêp chủ động đẩy nhanh vòng quay các khoản phải trả bình quân để cải thiện công tác thanh toán vốn đi chiếm dụng của mình góp phần nâng cao uy tín của công ty.
2.2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời của công ty Cổ phần chế biến lâmsản Thái Bình giai đoạn 2010- 2012 sản Thái Bình giai đoạn 2010- 2012
Qua bảng 2.5 ta thấy tất cả các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty đều giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2012 và tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2013, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty năm 2012 kém và năm 2013 có hiệu quả hơn. Cụ thể:
Năm 2011 khả năng sinh lời của tài sản là 0,0653 tức trung bình một đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra được 0,0653 đồng LNST. Năm 2012 trung bình một đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra được 0,0036 đồng LNST, giảm 0,0617 đồng tương ứng giảm