Bảng 2.4: Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần chế biến lâm sản thái bình (Trang 32 - 36)

Đơn vị: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%)

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 110.663.804 1.037.845.468 798.212.158 927.181.664 837,84 -239.633.310 -23,09

2 Tài sản ngắn hạn 7.094.747.047 9.100.213.086 9.070.201.867 2.005.466.039 28,45 -30.011.219 -0,33 3 Tài sản dài hạn 7.939.021.215 6.749.436.622 5.654.812.220 -1.189.584.593 -14,98 -1.094.626.402 -16,22 4 Tổng tài sản 15.003.768.262 15.849.649.703 14.725.014.087 845.881.440 5,64 -1.124.635.616 -7,10 5 Nợ ngắn hạn 5.891.588.553 8.981.865.616 7.692.130.358 3.090.277.063 52,45 -1.289.735.258 -14,36 6 Nợ dài hạn 1.743.014.451 820.000.000 0 -923.014.451 -52,96 -820.000.000 -100 7 Tổng nợ 7.634.603.004 9.801.865.616 7.692.130.358 2.167.262.612 28,39 -2.109.735.258 -21,52 8 Hàng tồn kho 2.767.417.695 2.901.155.516 2.726.582.909 133.737.821 4,83 -174.572.607 -6,02

9 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 2.189.357.168 936.759.227 1.547.541.881 -1.252.597.941 -57,21 610.782.654 65,20

10 Lãi vay 1.153.096.537 879.511.585 521.396.426 -273.584.952 -23,73 -358.115.159 -40,72

11 Khả năng thanh toán tổng quát 1,965 1,617 1,914 -0,348 -17,71 0,297 18,37

12 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,204 1,013 1,179 -0,191 -15,86 0,166 16,39

13 Khả năng thanh toán nợ dài hạn 4,555 8,231 0,000 3,676 80,70 -8,213 -100

14 Khả năng thanh toán nhanh 0,734 0,690 0,824 -0,044 -5,99 0,134 19,42

15 Khả năng thanh toán lãi vay 1,899 1,044 2,968 -0,855 -45,02 1,924 184,29

16 Khả năng chuyển đổi TSNH ra tiền 0,016 0,114 0,088 0,098 612,50 -0,026 -22,81

Sơ đồ 2.2: Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2011 – 2013

(7,1%) chậm hơn so với tốc độ giảm của tổng nợ phải trả (21,52%). Nhìn chung trong cả 3 năm nghiên cứu doanh nghiệp vẫn đáp ứng tốt khả năng thanh toán của mình.

Năm 2011 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 1,204 tức tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có 1,204 đồng tài sản ngắn hạn dùng để thanh toán. Năm 2012 tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có 1,013 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán, giảm 0,191 đồng tương ứng giảm 15,86% tuy giảm nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (28,45%) chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (52,45%). Đến năm 2013 tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có 1,179 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán, tăng 0,166 đồng tương ứng tăng 16,39% so với năm 2012, nguyên nhân tăng là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (14,36%) nhanh hơn so với tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn (0,33%). Trong cả 3 năm nghiên cứu doanh nghiệp đều đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tuy nhiên mức độ đảm bảo chưa cao. Như vậy doanh nghiệp tăng cường đi chiếm dụng vốn ngắn hạn để tận dụng nguồn vốn đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không mất chi phí lãi vay đồng thời nợ ngắn hạn sẽ làm tăng nợ phải trả khiến tổng chi phí tăng qua đó tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Năm 2011 khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp là 4,555 tức tương ứng với 1 đồng nợ dài hạn doanh nghiệp có 4,555 đồng tài sản dài hạn để thanh toán. Năm 2012 tương ứng với 1 đồng nợ dài hạn doanh nghiệp có 8,231 đồng tài sản dài hạn để thanh toán, tăng 3,676 đồng tương ứng tăng 80,7% so với năm 2011, nguyên nhân tăng là do tốc độ giảm của nợ dài hạn (52,96%) nhanh hơn so với tốc độ giảm của tài sản dài hạn (14,98%). Đến năm 2013 chỉ tiêu này bằng 0 do trong năm 2013 doanh nghiệp đã thanh toán hết nợ dài hạn của mình, qua đó nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp tốt hơn. Như vậy trong giai đoạn 2011-2013 doanh nghiệp đã đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất có hiệu quả.

Năm 2011 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 0,734 tức tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có 0,734 đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh lý nhanh chóng để thanh toán. Năm 2012 tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có 0,69 đồng TSNH có thể thanh lý nhanh chóng để thanh toán, giảm 0,044 đồng tương ứng giảm 5,99% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do lượng hàng tồn kho tăng 4,83% so với năm 2011 bên cạnh đó tốc độ tăng của TSNH (28,45) chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (52,45%), qua đó cho thấy doanh nghiệp đang tăng cường chiếm dụng vốn của đối tác để tăng tổng chi phí dẫn đến giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2013 tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có 0,824 đồng TSNH có thể thanh lý nhanh chóng để thanh toán, tăng 0,134 đồng tương ứng tăng 19,42% so với năm 2012, nguyên nhân tăng là do lượng hàng tồn kho giảm đồng thời tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (14,36%) nhanh hơn so với tốc độ giảm của TSNH (0,33%), chỉ tiêu này tăng giúp doanh nghiệp giảm mức độ rủi ro trong thanh toán của mình, tuy nhiên có thể thấy trong cả 3 năm nghiên cứu doanh nghiệp đều không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh.

Năm 2011 khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiêp là 1,899 tức tương ứng với 1 đồng vay nợ doanh nghiệp có 1,899 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán. Năm 2012 tương ứng với 1 đồng nợ doanh nghiệp có 1,044 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán, giảm 0,855 đồng tương ứng giảm 45,02% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế nhanh hơn so với tốc độ giảm của lãi vay, điều này cho thấy doanh nghiệp đang tận dụng ảnh hưởng

của đòn bẩy tài chính để sử dụng vốn có hiệu quả. Năm 2013 tương ứng với 1 đồng vay nợ doanh nghiệp có 2,968 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán, tăng mạnh so với năm 2012, cụ thể tăng 1,924 đồng tương ứng tăng 184,29%, nguyên nhân tăng là do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng 65,2% trong khi đó lãi vay lại giảm 40,72%. Như vậy trong giai đoạn 2011-2013 doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán lãi vay của mình.

Năm 2011 khả năng chuyển đổi TSNH là 0,016 đến năm 2012 chỉ tiêu này là 0,114 tăng 612,5% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền (837,84%) nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSNH (28,45%) qua đó cho thấy năm 2012 doanh nghiệp dự trữ tiền trong quỹ hợp lý hơn năm 2011 và giúp doanh nghiệp giảm rủi ro trong việc thanh toán. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,088 giảm 22,81% so với năm 2012, nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm của tiền và tương đương tiền (23,09%) nhanh hơn so với tốc độ giảm của TSNH (0,33%), mục đích giảm là nhằm tận dụng nguồn tiền tại quỹ để đầu tư tránh tình trạng để tiền nhàn rỗi quá nhiều, song điều này có thể gây áp lực tài chính trong quá trình thanh toán. Như vậy trong giai đoạn 2011-2013 tính thanh khoản của tài sản khá kém.

2.2.2.2. Phân tích nhóm tỷ số hoạt động của công ty giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 vòng quay tài sản của doanh nghiệp là 2,41 vòng đến năm 2012 vòng quay tài sản là 2,4 vòng, giảm 0,01 vòng tương ứng giảm 0,41% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của DTT (0,06%) chậm hơn so với tốc độ tăng của TS bình quân. Đến năm 2013 vòng quay TS là 2,72 vòng, tăng 0,32 vòng tương ứng tăng 13,33% so với năm 2012 nguyên nhân tăng là do trong năm 2013 DTT tăng (12,35%) trong khi TS lại có xu hướng giảm nhẹ (0,1%). Trong giai đoạn này doanh nghiệp chủ động đẩy nhanh vòng quay tài sản nhằm tăng tốc độ luân chuyển các yếu tố tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2011 vòng quay TSNH của doanh nghiệp là 5,34 vòng đến năm 2012 vòng quay TSNH là 4,48 vòng, giảm 0,86 vòng tương ứng giảm 16,1% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của DTT (0,06%) chậm hơn so với tốc độ tăng của TSNH (16,58%). Đến năm 2013 vòng quay TSNH là 4,58 vòng, tăng 0,1

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần chế biến lâm sản thái bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w