5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Chỉ tiêu định tính
Ngoài các chỉ tiêu định lượng, có thể dùng các chỉ tiêu định tính để đánh giá thực trạng công tác cho vay vốn đầu tư đầu tư. Các chỉ tiêu định tính thể hiện ở việc đảm bảo các quy chế, quy trình, nguyên tắc cho vay, chính sách cho vay của ngân hàng, một số chỉ tiêu định tính như sau:
- Việc tuân thủ các nguyên tắc cho vay: Việc chấp hành tốt nguyên tắc cho vay là rất quan trọng vì nó giúp phòng ngừa rủi ro: Khách hàng phải cam
kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích được thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng.
- Quy chế, quy trình cho vay: Quy chế cho vay là công cụ pháp lý để NHPT cụ thể hoá và đưa ra các biện pháp thực thi có hiệu quả chính sách cho vay vốn đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy việc chấp hành nghiêm túc các quy chế cho vay là yêu cầu bắt buộc.
Quy trình cho vay là các bước được thực hiện từ bước tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, thu nợ và cuối cùng là thanh lý hợp đồng tín dụng
- Công tác kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát nếu thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế rủi ro, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời đảm bảo công tác cho vay được an toàn.
Tóm lại, tại Chương 2 Luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu (số liệu thứ cấp là chủ yếu); phương pháp tổng hợp thông tin: phân tổ thống kê, bảng thống kê, đồ thị thống kê; phương pháp phân tích thông tin: so sánh, thống kê mô tả, phân tích dãy số theo thời gian, sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính để đánh giá thực trạng và nội dung công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TUYÊN QUANG 3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang
3.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
3.1.1.1. Chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
NHPT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam. Ngày 01/7/2006 NHPT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, tên giao dịch quốc tế của NHPT Việt Nam là: The Vietnam Development Bank (viết tắt là VDB).
NHPT Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật; NHPT Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Vốn điều lệ của NHPT Việt Nam theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 là 10.000 tỷ đồng; Hoạt động của NHPT Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; NHPT được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thời hạn hoạt động của NHPT là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.
3.1.1.2. Nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác;
- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT;
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu;
- Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Bảo lãnh cho doanh nghiệp nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM theo Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Cho Doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế vay vốn trả nợ lương và thanh toán BHXH đối với người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng chính phủ giao.
3.1.1.3. Tổ chức bộ máy nhân sự
Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu tổ chức của NHPT gồm:
- Hội đồng quản lý - Ban kiểm soát
- Bộ máy điều hành gồm: Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Cho đến thời điểm hiện nay, toàn hệ thống NHPT Việt Nam có 02 Sở Giao dịch, 05 Chi nhánh khu vực và 49 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3.1.2. Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang
3.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang
Chi nhánh NHPT Tuyên Quang được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Tuyên Quang (được thành lập và thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000). Chi nhánh NHPT Tuyên Quang là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối kế toán, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các NHTM trên địa bàn.
Chi nhánh NHPT Tuyên Quang có trụ sở chính tại số 258, đường Tân Trào, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; Chi nhánh tổ chức hoạt động theo quy chế do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam ban hành. Chi nhánh NHPT Tuyên Quang có chức năng, nhiệm vụ chính là huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chi nhánh NHPT Tuyên Quang giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thông qua việc huy động vốn trung và dài hạn; tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn trong và ngoài nước) thông qua việc cho vay đầu tư trung và dài hạn, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, hoạt động của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay vốn đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế của tỉnh, các dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tăng cường cơ sở vật chất và phát triển kinh tế của tỉnh như: Dự án Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang công suất 342MW do Tập đoàn điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư; dự án Nhà máy đường 1.000 tấn mía/ngày của Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương; dự án Nhà máy xi măng Tân Quang công suất 2.500 tấn ckinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang – VVMI; dự án Đầu tư hệ thống xử lý nước sạch thị xã Tuyên Quang của Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Tuyên Quang, dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch tuynel công suất 20 triệu viên/năm của Công tycổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu; các dự án trồng rừng sản xuất kinh doanh của các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai lũ lụt.
Tổng số cán bộ, viên chức của Chi nhánh đến ngày 31/12/2013 là 37 người (33 cán bộ viên chức và 04 hợp đồng khoán gọn). Bộ máy hoạt động của Chi nhánh được tổ chức thành 05 phòng nghiệp vụ gồm các phòng: Phòng Tín dụng; Phòng Tổng hợp; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Kiểm tra và Phòng Hành chính &QLNS. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng được quy định bằng văn bản do Giám đốc Chi nhánh ban hành. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang theo sơ đồ 3.1 dưới đây.
Ban lãnh đạo Chi nhánh căn cứ vào trình độ, năng lực của cán bộ để bố trí vào các phòng nghiệp vụ; còn trình độ trung cấp và lao động phô thông được bố trí vào bộ phận phục vụ như: lái xe, bảo vệ, văn thư, tạp vụ. Số lượng cán bộ các phòng như sau:
+ Ban lãnh đạo Chi nhánh: 03 người + Phòng Tổng hợp: 04 người
+ Phòng Tín dụng: 08 người
+ Phòng Kiểm tra nội bộ: 03 người + Phòng Tài chính - Kế toán: 09 người
+ Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự: 10 người
3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang
- Phòng Tổng hợp: Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh NHPT Tuyên Quang và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động sau: Xây dựng và điều hành kế hoạch hoạt động của Chi nhánh; huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn; Chủ trì thẩm định, quyết định việc cho vay, cấp bảo lãnh đối với các dự án đầu tư; Công tác tổng hợp báo cáo thống kê.
- Phòng Tín dụng: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay đầu tư đầu tư, cho vay xuất khẩu; cho vay lại vốn nước ngoài (ODA); bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM; cho vay các dự án thuộc chương trình của Chính phủ; hỗ trợ sau đầu tư, cho vay ủy thác, cho vay xúc tiến; thực hiện chính sách khách hàng; phối hợp thẩm định các dự án cho vay đầu tư.
- Phòng Kiểm tra: Tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai công tác Kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; công tác pháp chế, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính; công tác kế toán, thanh toán; tiền lương; kho quỹ theo quy định của pháp luật và của NHPT.
- Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc Chi nhánh tổ chức quản lý và thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ; tiền lương; thi đua; khen thưởng, kỷ luật; hành chính quản trị; đào tạo; theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.
3.1.2.3. Các hoạt động cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang a. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là một công tác quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả hệ thống. Nhận thức được vấn đề đó Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đã tích cực, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn để huy động từ các Khách hàng, Chủ đầu tư; đặc biệt trong thời gian qua Chi nhánh đã huy động tại một số Khách hàng như: Công ty cổ phần Sông Đà 2, Tập đoàn Sông Đà, Công ty cổ phần xi măng Tân Quang-VVMI, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu, các Sở, ban ngành của tỉnh như Ban quản lý các dự án thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang, Ban di dân tái định cư thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, thiết lập mối quan hệ bền vững đối với các đơn vị để huy động vốn; tình hình huy động vốn của Chi nhánh thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn
STT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Huy động vốn bình quân/năm (Triệu đồng) 34.385 37.685 6.610 6.239 9.680 2 Tỷ lệ hoàn thành KH TW giao (%) 60,43 107 125 100 100 3 Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn (%) 70,8 9,6 -82,4 -5,6 55,2
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Huy động vốn bình quân Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn
Việc huy động vốn ở một tỉnh miền núi như Tuyên Quang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ nên vốn nhàn dỗi không nhiều, nhưng Chi nhánh đã nỗ lực cố gắng tìm mọi biện pháp để huy động vốn. Chi nhánh luôn hoàn thành tốt kế hoạch huy động vốn được NHPT Việt Nam giao. Số dư bình quân các năm từ năm 2009-2013 đạt 18.920 triệu đồng, góp phần cho nhu cầu vốn để giải ngân cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và cho vay xuất khẩu.
b. Hỗ trợ sau đầu tư
Cùng với việc thực hiện cho vay vốn đầu tư, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đã chú trọng và đẩy mạnh công tác hỗ trợ sau đầu tư. Tuy nhiên, việc mở rộng thêm dự án cấp hỗ trợ sau đầu tư tại Chi nhánh gặp nhiều khó khăn do các chủ đầu tư không đáp ứng được hồ sơ để được cấp Hỗ trợ sau đầu tư, đa số các hồ sơ còn sơ sài, không đúng trình tự ban hành văn bản. Từ năm 2009 đến nay, Chi nhánh chưa ký được hợp đồng cấp Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mới mà chủ yếu là quản lý và cấp hỗ trợ cho các dự án chuyển tiếp đã ký hợp đồng từ trước năm 2009, trong năm 2009 số tiền cấp Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tại Chi nhánh là 413 triệu đồng.
Thông qua chính sách Hỗ trợ sau đầu tư thực sự là động lực giúp các Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất. Tuy số vốn hỗ trợ không nhiều nhưng tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời, góp phần tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của các NHTM, nâng cao ý thức trách nhiệm của Chủ đầu tư.
c. Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng thương mại
Căn cứ Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế,