5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Đối với các tỉnh miền núi, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế chưa phát triển nên các dự án có quy mô lớn thường rất ít. Hiện nay, theo quy định của NHPT Việt Nam chỉ tiếp nhận thẩm định các dự án có tổng số vốn đầu tư tài sản cố định lớn. Tuy nhiên, các tỉnh miền núi nói chung và Tuyên Quang nói riêng, kinh tế xã hội chưa phát
triển, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là vừa và nhỏ nên số lượng dự án đầu tư trên địa bàn có tổng số vốn đầu tư tài sản cố định nhỏ (chủ yếu trong khoảng từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng). Vì vậy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đề nghị NHPT Việt Nam xem xét, tạo điều kiện để các dự án có tổng vốn đầu tư tài sản cố định nhỏ, có hiệu quả về kinh tế - xã hội, được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- NHPT Việt Nam quan tâm hơn nữa đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực thuộc các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang như: ưu đãi về mức cho vay, thời hạn vay…đặc biệt, đối với các dự án trồng rừng sản xuất thường có hiệu quả kinh tế không cao, nhưng hiệu quả xã hội rất lớn như góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai lũ lụt, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Do vậy đề nghị NHPT Việt Nam xem xét có cơ chế ưu đãi hơn nữa về lãi suất cho vay và cho phép việc trả nợ được thực hiện theo quý đối với các dự án này thay vì trả nợ hàng tháng như hiện nay.
- Đề nghị NHPT Việt Nam xem xét có cơ chế cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các dự án vay vốn đầu tư trong hệ thống NHPT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHPT Tuyên Quang nói riêng. Thực tế cho thấy các dự án vay vốn đầu tư tại NHPT phải dùng các tài sản hình thành sau đầu tư làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại NHPT, nên khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất các chủ đầu tư thường vay vốn tại các NHTM nhưng lại không còn tài sản bảo đảm khác để thế chấp vay vốn nên các NHTM không cho vay, dẫn đến gặp khó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của dự án; mặt khác, việc cho vay vốn phục vụ sản xuất góp phần thuận lợi trong việc, kiểm soát được doanh thu và dòng tiền của dự án và thu hồi vốn đầu tư.
- NHPT Việt Nam cần nghiên cứu và hệ thống lại các văn bản hướng dẫn theo từng loại nghiệp vụ để Chi nhánh thuận lợi trong việc thực hiện,
tránh tình trạng cùng lúc tồn tại nhiều văn bản với nội dung tồn tại chồng chéo hoặc đã hết hiệu lực làm cho Chi nhánh lúng túng trong việc triển khai thực hiện.