Công tác kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển tuyên quang (Trang 95 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.6. Công tác kiểm tra giám sát

Công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt trong công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang, vì hoạt động cho vay vốn đầu tư của Nhà nước liên quan đến rất nhiều văn bản chế độ của Nhà nước. Do vậy trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót nhất định kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót, những vấn đề còn chưa hợp lý, hợp lệ, để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, giảm thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Tóm lại, trong Chương 3, Luận văn đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh. Đồng thời, phân tích làm rõ các hoạt động cơ bản của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trên các lĩnh vực chủ yếu như: Huy động vốn, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM, cho vay xuất khẩu...Trong đó đi sâu phân tích thực trạng công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang cho thấy kết quả cho vay đầu tư của Chi nhánh đã từng bước được nâng cao, là công cụ đắc lực trong việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước là nội dung nổi bật không chỉ giúp nhận diện rõ thực trạng của nội dung này mà còn đưa ra các nhận định, đánh giá khách quan, thực tế về kết quả và hạn chế, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động cho vay, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, những điều chỉnh kịp thời để hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh nhằm góp phần tích cực vào việc thúc đầy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY VỐN ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TUYÊN QUANG 4.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang

4.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu và định hướng hoạt động của NHPT Việt Nam trong thời gian tới thực hiện theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển NHPT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như sau:

4.1.1.1. Mục tiêu hoạt động.

Tiếp tục củng cố và phát triển NHPT Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của NHPT Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của NHPT Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.

- Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của NHPT Việt Nam; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi

ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dưới 3%.

- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách Nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.

- Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

4.1.1.2. Định hướng hoạt động

- NHPT Việt Nam tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Trong đó, tập trung vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Hoạt động tín dụng xuất khẩu được tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.

- Tập trung nguồn vốn ODA vay về cho vay lại của Chính phủ thực hiện qua NHPT Việt Nam; khuyến khích các quỹ tài chính địa phương (như quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng) thực hiện đầu tư ủy thác qua Ngân hàng theo mục tiêu phát triển của địa phương.

- Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời, nâng cao năng lực tài chính để tạo điều kiện mở rộng quy mô bảo lãnh và tăng cường quản trị rủi ro.

- Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại NHPT Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho NHPT từng bước đảm bảo cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù ngân sách Nhà nước. Việc cho vay thoả thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi được vốn.

- Xác định quan hệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng phù hợp (dự kiến đến năm 2020 đạt 10% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tương đương mức 20.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 30.000 tỷ đồng vào năm 2020).

- Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHPT.

- Áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của NHPT, trong đó nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động theo đó nghiên cứu để

ban hành quy chế xử lý rủi ro theo hướng tăng cường phân cấp cho NHPT Việt Nam được xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu để quy định và áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo mô hình các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc theo thông lệ quốc tế

- Thực hiện mô hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của NHPT Việt Nam như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước; Hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của NHPT Việt Nam trong đó bao gồm cả các chức năng về thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng …phù hợp với quy định của pháp luật và tính chất đặc điểm hoạt động của NHPT Việt Nam.

4.1.2. Định hướng và mục tiêu hoạt động cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4.1.2.1. Định hướnghoạt động

Hoạt động của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang bám sát định hướng hoạt động của NHPT Việt Nam. Chi nhánh NHPT Tuyên Quang tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ và các văn bản hướng dẫn của NHPT Việt Nam, phù hợp với định hướng của NHPT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính Phủ phê duyệt. Tiếp tục phối hợp với các Sở ban ngành để tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong công tác xây dựng, lựa chọn các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát huy lợi thế từng ngành, từng vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp cận các dự án thẩm định để cho vay vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Đặc biệt tập trung cho vay các dự án là thế mạnh của địa phương như: Thủy điện, chế biến khoáng sản, chế biến nông

lâm sản, trồng rừng nguyên liệu giấy, kiến cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và cung cấp nước sạch.

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay xuất khẩu theo danh mục các mặt hàng xuất khẩu đã được Chính phủ quy định và hướng dẫn của NHPT Việt Nam, tập trung cho vay các mặt hàng là thế mạnh của địa phương như: chè, đồ gỗ, đường kính, lạc.

- Thực hiện cho vay các dự án bằng nguồn vốn ODA theo đúng quy định của NHPT Việt Nam; thực hiện nghiệp vụ đầu tư ủy thác đối với các dự án đúng đối tượng qua Chi nhánh NHPT Tuyên Quang theo mục tiêu phát triển của địa phương.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả,

- Thực hiện cơ chế phân loại nợ và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro theo hướng dẫn của NHPT Việt Nam.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4.1.2.2. Mục tiêu hoạt động

Với các định hướng trên, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đặt ra những mục tiêu cụ thể đối với hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh như sau:

+ Phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm đạt 10%.

+ Hoàn thành 100% kế hoạch thu nợ gốc và lãi theo Hợp đồng tín dụng và theo kế hoạch được giao.

+ Đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay, hạn chế thấp nhất rủi ro, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tƣ tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang

Để góp phần đẩy mạnh công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang được an toàn, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể sẩy ra. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần hoàn thiện bổ sung một số nội dung trong công tác cho vay đầu tư, cụ thể như sau:

4.2.1. Nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong thực hiện cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang. Do vậy, việc không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là biện pháp quan trọng lâu dài đối với công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang cần tập trung giải quyết và hoàn thiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng: Để đảm bảo thực hiện mục tiêu của hoạt động cho vay, mỗi cán bộ tín dụng phải đáp ứng được yêu cầu sau:

+ Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ được đào tạo bài bản, trong quá trình làm việc, cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, luôn cập nhật, bổ sung kiến thức để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao trong công việc và đáp ứng được sự vận động, phát triển không ngừng của xã hội.

+ Có trình độ về ngoại ngữ, tin học: đây là điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án.

+ Cán bộ tín dụng phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao. Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc đưa ra các biện pháp xử lý các tình huống nghiệp vụ của mình.

+ Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: yếu tố này giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu và gắn bó với nhau hơn. Với khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng để phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.

- Chính sách đào tạo: Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phải được xem là một quá trình liên tục, thực hiện một cách đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và phương pháp; kết hợp cả đào tạo trong công việc và ngoài công việc. Do vậy, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp, khuyến khích cán bộ học tập và nâng cao trình độ về mọi mặt để phục vụ tốt công việc được giao. Trong kế hoạch đào tạo cần chú trọng đào tạo theo chuyên đề, phối hợp đào tạo tập trung với đào tạo tại chỗ, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào:

+ Những khả năng cơ bản: kỹ năng về tin học; kỹ năng về ngoại ngữ. + Mở rộng đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển tuyên quang (Trang 95 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)