5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để đánh giá mức biến động và xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian khác nhau. Từ đó, tác giả chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn... của các dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tài sản bảo đảm tiền vay... các dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn biến động theo thời gian, để nghiên cứu sự biến động này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước.
Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số. Ðiều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Tất nhiên, giả
định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu hoặc sự tích lũy kinh nghiệm, phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho tác giả trong việc dự đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác phương pháp dãy số thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho tác giả trong việc phân tích, đánh giá.
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ là 1 năm, 2 năm ...Các chỉ tiêu phân tích biến động về số vốn cho vay, số thu nợ gốc, số thu nợ lãi tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.