Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Yên Sơn gia

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Yên Sơn gia

đoạn 2010 - 2013

3.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Hoạt động chính của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, do đó công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của các chính sách huy động vốn, cơ cấu huy động vốn.

Vốn là phương tiện chủ yếu để quyết định năng lực kinh doanh, năng lực tài chính của ngân hàng, nó không những là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Đại bộ phận vốn cho vay của ngân hàng là đi vay tức là vốn huy động được từ các TCKT, cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Nhận thức được nguồn vốn huy động trên địa bàn có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế của huyện, cả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nên nhiều năm qua Agribank huyện Yên Sơn đã cố gắng khơi tăng nguồn vốn huy động. Một mặt ngân hàng thu hút được lượng tiền nhàn dỗi trong dân cư tạo thu nhập cho họ, mặt khác lại ổn định mở rộng quy mô tín dụng với các thành phần kinh tế nói chung, hộ nông dân nói riêng. Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú như: Huy động tiết kiệm dự thưởng của ngân hàng nông nghiệp tỉnh, Dự thưởng vàng của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi có kỳ hạn với nhiều thời hạn khác nhau giúp khách hàng dễ lựa chọn và tính đến hiệu quả trong việc gửi tiền của mình.

Hiện nay, ngân hàng sử dụng phương pháp huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn. Huy động vốn có kỳ hạn bao gồm kỳ hạn 1 tuần (7 ngày), 1 tháng, 2 tháng đến 12 tháng và 24 tháng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, với mỗi kỳ hạn ngân hàng áp dụng mức lãi suất khác nhau, đây là mức lãi suất mềm dẻo, kích thích được người gửi tiền.

Đặc biệt chi nhánh Agribank huyện Yên Sơn đã quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới giao dịch đó là các bàn tiết kiệm, cải tiến thủ tục, đổi mới phong cách giao dịch… nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

Nhờ có nguồn vốn huy động được tại địa phương và tiếp nhận được các nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư trong và ngoài nước như: Dự án WB, dự án tài chính nông thôn, dự án AFD, dự án ADB…, đã giúp cho Agribank huyện Yên Sơn có một lượng vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, đặc biệt là hộ nông dân. Ngoài ra còn có các nguồn vốn được tạo ra qua các nghiệp vụ trung gian như nhận, chuyển tiền điện tử, thanh toán hộ khách hàng. Từ việc đa dạng hóa các nguồn vốn do vậy trong những năm qua Agribank huyện Yên Sơn đã đạt được một số kết quả nhất định.

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động của Agribank Yên Sơn

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2011 /2010 2012 /2011 2013 /2012 BQ Tổng số 286.397 288.402 424.511 469.779 100.70 147.19 110.66 117.93 1- Tiền gửi các TCKT 19.138 12.641 53.266 49.441 66.05 421.37 92.82 137.21 - Có kỳ hạn 0 0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0 - Không kỳ hạn 19.138 12.641 53.266 49.441 66.05 421.37 92.82 137.21

2-Tiền gửi Tiết kiệm 227.197 270.128 345.432 403.181 118.90 127.88 116.72 121.07

- Có kỳ hạn 227.167 270.106 227.216 403.158 118.90 84.12 177.43 121.07 - Không kỳ hạn 30 22 118.216 23 73.33 537.345.45 0.02 91.52

3-Vốn huy động khác 40.062 5.633 25.813 17.157 14.06 458.25 66.47 75.38

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank Yên Sơn)

Từ số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 Ngân hàng huy động được 286.397 triệu đồng, sang năm 2011 nguồn huy động vốn là 288.402 triệu đồng tăng thêm 2005 triệu

đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 0,7 %. Cho đến năm 2012 đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi tổng nguồn vốn tăng thêm 136.109 triệu đồng lên mức 424.511 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 47,2 %. Năm 2013 tăng 45.268 triệu đồng tỷ lệ tăng 11%. Nhưng năm qua nền kinh tế rất bất ổn, tỷ lệ lạm phát tăng cao nên làm cho việc huy động vốn hết sức khó khăn.

Về cơ cấu huy động vồn, tiền gửi các TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%). Nguồn vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi của kho bạc nhà nước, nguồn vốn này không ổn định nhưng lãi suất thấp tạo nên cơ cấu lãi suất đầu vào thấp là điều kiện thuận lợi cho mở rộng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi thì nguồn vốn của các TCKT sẽ mở rộng tín dụng và khả năng thanh toán vì nguồn vốn này bản chất là không ổn định. Để mở rộng tín dụng bằng nguồn vốn này thì ngân hàng cần quan tâm tới đối tượng đầu tư cho phù hợp khi có sự biến động nguồn vốn. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn (80%) chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, đây là nguồn vốn rất ổn định, vững chắc. Ngoài ra còn vốn huy động khác nữa (như tiền gửi thanh toán) chiếm tỷ trọng nhỏ 10%.

Trong cơ chế thị trường tuy môi trường cạnh tranh ở tỉnh miền núi chưa gay gắt song cũng có ảnh hưởng nhất định như: Nguồn vốn huy động của ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương, Kho bạc, Bưu điện có lãi suất cao hơn dẫn đến nhiều khách hàng đã rút tiền từ ngân hàng nông nghiệp chuyển sang gửi Bưu điện, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Công thương hoặc mua kỳ phiếu kho bạc.

Trong môi trường như vậy, nhưng Agribank huyện Yên Sơn không những giữ được nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm mà vẫn tăng trưởng đều theo hàng năm, ngoài nguồn vốn huy động Agribank huyện Yên Sơn còn có nguồn vốn uỷ thác đầu tư tương đối ổn định. Vì vậy sự tăng trưởng này cũng được coi là thành công của Ngân hàng trong thời kỳ kinh tế đất nước có nhiều biến động.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)