5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tỷ lệ các khoản xoá nợ (nợ ngoại bảng) tại Agribank huyện
Nhìn vào số dư ngoại bảng của chi nhánh qua các năm 2010 đến 2013 chiếm trên 90% là từ chương trình cho vay dự án phát triển đàn bò sữa tại tỉnh theo chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh từ năm 2004 kết quả sau 04 năm đầu tư vào dự án để lại khoản nợ xấu 10,432 tỷ đồng. Tiếp sau đó là chương trình cho vay đi lao động xuất khẩu tại MALAIXIA. để lại một khoản nợ xấu không nhỏ tại ngân hàng. (năm 2009 - 2011 Ngân hàng cấp trên cho phép xử lý rủi ro xuất ra ngoại bảng) Theo Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
Bảng 3.5. Nợ ngoại bảng tại Agribank huyện Yên Sơn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Dƣ nợ tín dụng 311.711 375.604 450.549 574.049
- Dư nợ ngoại bảng 10.937 13.821 12.359 12.970
- Tỷ lệ nợ NB/tổng DN (%) 3,51 3,68 2,74 2,26
2.Nợ xấu 10.937 13.821 12,359 12.970
- Cho vay CT PT đàn bò sữa 10.432 10.432 10.432 10.432
- Hộ sản xuất 505 3.389 1927 2.538
3.Tỷ lệ nợ NB theo cơ cấu (%) 100 100 100 100
- Cho vay CT PT đàn bò sữa 95,4 75,5 84,4 80,4
- Hộ sản xuất 4,6 24,5 15,6 19,6
3.2.2.1. Kết quả thu hồi nợ rủi ro
Việc thu hồi nợ đẫ xử lý rủi ro là trong một chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh. Kết quả thu hồi năm 2011 tăng 149 triệu so với năm 2010 đặc biệt năm 2012 tăng 921 triệu so với năm 2011 do nguyên nhân sau cuối quý III & IV /2011 Agribank Yên sơn đã lập hồ sơ đề nghị NH cấp trên cho phép XLRR những món vay XKLĐ hiện đang ở nhóm V ra ngoại bảng và được NH cấp trên chấp thuận. Bằng nhiều biện pháp tích cực của toàn thể tập thể Agribank Yên sơn đã nỗ lực trong năm 2012 đã thu hồi được 1500 triệu đồng đây là một con số tuy nhỏ nhưng cũng đáng khích lệ.
Bảng 3.6. Kết quả thu hồi nợ rủi ro tại Agribank huyện Yên Sơn
Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ ngoại bảng 10.937 13.821 12.359 12.970
Kết quả thu hồi nợ ngoại bảng 430 579 1500 670
- Cho vay CT PT đàn bò sữa 10.432 10.432 10.432 10.432
- Hộ sản xuất 430 579 1500 670
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank Yên Sơn) 3.2.2.2 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ cho vay
Trong những năm qua, chi nhánh Agribank huyện Yên Sơn rất chú trọng tới công tác trích lập dự phòng theo đúng quy định, số dư quỹ dự phòng của chi nhánh luôn đảm bảo duy trì mức an toàn.
Bảng 3.7. Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay tại Agribank huyện Yên Sơn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ tín dụng 311.711 375.604 450.549 574.049
Dự phòng rủi ro được trích lập 2.765 360 1.125 1520
Tỷ lệ DPRR/dư nợ (%) 8,87 8,32 9,43 10,05
Số dư quỹ dự phòng cuối năm 2.765 3.125 4.250 5.770
Qua bảng số liệu về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh, ta thấy chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ở mức hợp lý, sẵn sàng bù đắp những tổn thất tín dụng có thể xảy ra. số dư quỹ dự phòng duy trì dao động khoảng 4 đến 5 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy vậy, trong thời gian tới cần mở rộng đối tượng khách hàng, nhằm phân tán rủi ro.
3.2.2.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Chi nhánh Agribank huyện Yên Sơn là thành viên của Agribank Việt Nam, do vậy mọi hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng cũng được áp dụng theo những quy định chung của toàn hệ thống.
Theo quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng hiện tại, Agribank Việt Nam ra những chính sách tín dụng, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của toàn ngành, tiêu chí chấp nhận rủi ro, đồng thời xác định thị trường mục tiêu. Theo đó Agribank Việt Nam đã ban hành Quyết định số 666/QĐ - HĐQT ngày 15/6/2010 về việc “ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank Việt Nam” (thay thế Quyết định số 72/QĐ - HĐQT - TD ngày 31/03/2002 quy định về quy chế cho vay tại Agribank Việt Nam), Quyết định 1406/NHNo - TD ngày 23/05/2007 về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank Việt Nam. Đây là những văn bản mà tất cả các chi nhánh trong hệ thống nói chung và chi nhánh Yên Sơn nói riêng phải thực hiện theo mà không có văn bản hướng dẫn riêng của chi nhánh. Với thị trường mục tiêu của Agribank Việt Nam là thị trường nông nghiệp, nông thôn, tại chi nhánh Yên sơn - là chi nhánh nằm bao xung quanh địa bàn thành phố nên có điều kiện để tập trung vào thị trường này hơn. Dư nợ tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 90% dư nợ của toàn chi nhánh.
Sơ đồ 3.2: Quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro
(Nguồn: Agribank huyện Yên Sơn)
- Chính sách tín dụng
- Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động
- tiêu chí chấp nhận rủi ro (phân loại khách hàng) Xác định thị trường và thị trường mục tiêu Đề xuất tín dụng Nguồn gốc - Tự tìm kiếm/phát hiện - Khách tự tìm đến - Người khác gthiệu thiệu Đánh giá - Mục đích - Hoạt động kd - Ban lãnh đạo - Số liệu - Khác Thanh toán - Gốc - Lãi Tổn thất - Không trả nợ gốc - Không trả nợ lãi Đàm phán - Kỳ hạn - Thanh toán - Các điều kiện - Bảo đảm tiền vay - Khác
Phê duyệt - Cán bộ tín dụng - Giám đốc/Tổng giám đốc
Lập hồ sơ và giải ngân
Lập hồ sơ - Dự thảo hợp đồng - Xem xét lại hồ sơ - Kiểm tra tsbđ - Miễn giảm - Khác Giải ngân - Giải ngân - Hồ sơ cần thiết Quản lý danh mục Quản lý tín dụng - Các con số - Các điều khoản - Tài sản đảm bảo - Các khoản thanh toán - Đánh giá tín dụng Trả nợ đúng hạn
Dấu hiệu bất thường
xử lý - Nhận biết sớm - Chính sách xử lý - Quản lý kế hoạch - Dấu hiệu cảnh báo - Cố gắng thu hồi nợ - Biện pháp pháp lý - Tái cơ cấu
Theo Quyết định số 528/QĐ - HĐQT - TDDN ngày 21/5/2010 v/v “ban hành quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam” (thay thế các quyết định 555/qĐ-hđqt-khth ngày 01/06/2007 v/v “ban hành quy định phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng”, QĐ 639/qĐ-hĐqt-khth ngày 26/05/2008, QĐ số 222/QĐ-HĐQT- KHTH ngày 02/03/2009 v/v sửa đổi, bổ sung phân cấp mức phán quyết cho vay đối với một khách hàng), Agribank Việt Nam quy định về phân cấp và uỷ quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở xếp loại khách hàng và xếp hạng của chính từng chi nhánh tương ứng. Đối với các món vay trong quyền phán quyết của chi nhánh, CBTD tại chi nhánh là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng. Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Trường hợp đồng ý, CBTD sẽ trực tiếp lập hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản bảo đảm, đăng ký thế chấp tài sản, giải ngân món vay, quản lý khoản vay và thu nợ. Trường hợp không đồng ý giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng. Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, chi nhánh thẩm định và trình AgribankViệt Nam thông qua ban tín dụng. ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu tổng giám đốc đồng thời sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của tổng giám đốc.
Đối với quy định mức phán quyết tại Agribank Yên Sơn thì theo QĐ số 297/NHNo-đa ngày 30/05/2008 của giám đốc quy định về việc “phân cấp mức phán quyết cho vay”, theo văn bản này giám đốc uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho phó giám đốc phụ trách tín dụng và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc tại chi nhánh. Với những món vay vượt quyền phán quyết của
phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay.
Trong trường hợp có nợ quá hạn thì CBTD trực tiếp là người đi đôn đốc thu hồi nợ. Tuy nhiên chi nhánh có thành lập thêm các tổ thu hồi nợ tại hội sở ngân hàng và từng phòng giao dịch để hỗ trợ cho việc thu hồi nợ của CBTD được hiệu quả hơn.
3.2.2.4. Sổ tay tín dụng
AgribankViệt Nam đã ra cuốn sổ tay tín dụng năm 2004 áp dụng trong toàn hệ thống. Trong sổ tay tín dụng này đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến tín dụng, là cuốn cẩm nang giúp cho CBTD thực hiện theo một quy trình thống nhất, minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước. Tuy nhiên cuốn sổ tay tín dụng này được soạn thảo từ năm 2004 nên không cập nhật được các văn bản ra sau, một số nội dung không còn phù hợp với thực tế đang áp dụng nữa.
3.2.2.5. Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng
Tại AgribankViệt Nam, trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro là nơi tập trung xử lý và cung cấp các thông tin về khách hàng của toàn hệ thống. Hiện nay kho dữ liệu quản lý hồ sơ khách hàng do trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro quản lý khoảng 7 triệu hồ sơ khách hàng trong đó khách hàng doanh nghiệp khoảng 22.000 hồ sơ. Đây là tư liệu rất quan trọng phục vụ trực tiếp yêu cầu hoạt động kinh doanh trong nội bộ Agribank Việt Namvà cung cấp thông tin khách hàng kịp thời đối với trung tâm thông tin tín dụng, góp phần trong công tác quản lý kinh doanh và quyết định tín dụng. Tại Agribank huyện Yên Sơn cũng đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với trung tâm thông tin thông tin tín dụng từ năm 2005, theo đó chi nhánh cho phép trưởng phòng tín dụng có quyền trực tiếp để truy cập vào hệ thống thông tin tín dụng, kiểm tra thông tin liên quan đến khách hàng. mặc dù thông tin từ trung tâm tín dụng rất sơ sài, không được cập nhật thường xuyên nhưng cũng góp phần đảm bảo
hiệu quả cho công tác thẩm định trước khi cho vay. Công tác phòng ngừa rủi ro tại Agribank huyện Yên Sơn chủ yếu dựa vào nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng, tính đến nay đã có khoảng 1000 lượt hỏi tin khách hàng. Đến nay chi nhánh đã cấp cho các trưởng phòng giao dịch được phép truy cập vào hệ thống thông tin tín dụng vì khối lượng khách hàng hiện nay rất lớn và tình hình quan hệ tín dụng của các khách hàng cũng trở nên phức tạp hơn. Các thông tin tài chính của khách hàng đều chủ yếu dựa vào trình độ của CBTD xuống kiểm tra tại đơn vị, các thông tin khác đều được cán bộ thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
3.2.2.6. Kiểm tra tín dụng
Công tác kiểm tra tín dụng được chi nhánh đánh giá là khâu quan trọng để quản lý khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra tín dụng tại chi nhánh chưa được xây dựng một cách chi tiết và thận trọng để kiểm tra đầy đủ các mặt của khách hàng: tình hình tài chính đến thời điểm hiện tại, những thay đổi bất thường của người vay dẫn đến nhu cầu tín dụng thay đổi, chất lượng và tính pháp lý của tài sản bảo đảm cho khoản vay,… việc kiểm tra trước và trong khi cho vay được thực hiện nghiêm túc về mặt hoá đơn, chứng từ, nhưng công tác kiểm tra sau chưa được giám sát chặt chẽ, đôi khi CBTD chưa nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng như công nợ, tình hình bán hàng và thu tiền của khách hàng, hàng tồn kho,… việc đánh giá khoản vay sau khi kiểm tra chưa đầy đủ, còn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của CBTD. Các món vay lớn chưa được kiểm tra một cách thường xuyên, do vậy khi xảy ra rủi ro đối với các món vay này dẫn đến tình hình tài chính của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu.
3.2.2.7. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng
Hiện nay, việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang thực hiện theo công văn số 1406/NHNo - TD ngày 23/05/2007 của tổng giám đốc Agribank Việt Nam. theo đó, việc chấm điểm dựa trên một số chỉ tiêu chính như: lợi
nhuận sau thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank và mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp... đối với khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu chấm điểm đơn giản hơn, tập trung quanh độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng nhà ở, nơi công tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật,… của khách hàng. Tương ứng với mỗi chỉ tiêu, khách hàng sẽ được xếp hạng một mức (A, B, hoặc C). Tổng hợp tất cả các chỉ tiêu sẽ đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng của từng khách hàng, từ đó từng khách hàng sẽ được hưởng một chính sách chế độ riêng tương ứng.
Bên cạnh đó, đến tháng 10/2007, AgribankViệt Nam đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhằm thiết lập một quy trình đánh giá khả năng tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng và phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng có độ rủi ro khác nhau từ đó có chính sách tín dụng cụ thể đối với mỗi nhóm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chi tiết hơn việc phân loại khách hàng theo Công văn 1406/NHNo - TD và phân thành các chỉ tiêu định lượng và định tính nên việc đánh giá xếp hạng khách hàng được chính xác hơn, đồng thời còn góp phần hỗ trợ hiệu quả công tác phân loại nợ tự động tại Agribank Việt Nam nói chung và tại Agribank huyện Yên Sơn nói riêng. Mặc dù đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, theo sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam, định kỳ hàng quý Agribank huyện Yên Sơn tiến hành xếp hạng khách hàng theo chương trình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới, nhằm kiểm tra phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh, kiểm tra các chức năng mới của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó Agribank Việt Nam có cơ sở để triển khai trong toàn hệ thống.
3.2.2.8. Phân loại nợ và quản lý nợ xấu
Thực hiện Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 22/4/2005, được sửa đổi, bổ sung bằng văn bản số
18/2007/QĐ - NHNN) ngày 25/4/2007, Agribank Việt Nam đã có Quyết định số 636/QĐ-HĐQT - XLRR ngày 22/6/2007 của hội đồng quản trị chỉ đạo các chi nhánh. Agribank huyện Yên Sơn đã chủ động trong việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp