Tình hình phân loại nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình phân loại nợ

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của bất kỳ NHTM nào, dưới đây là số liệu về phân loại nợ tại chi nhánh Agribank huyện Yên Sơn qua các năm từ 2010 đến 2013.

Bảng 3.4. Kết quả phân loại nợ của Agribank huyện Yên Sơn

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.Dƣ nợ tín dụng 311.711 375.604 450.549 574.049 - Nhóm 1 304.210 365.426 435.019 560.676 - Nhóm 2 4.464 7.333 11.410 11.110 - Nhóm 3 358.5 642 1.142 414.6 - Nhóm 4 243.3 565 931.6 693 - Nhóm 5 2.349 1.638 2.046.4 1.155.4 2. Nợ xấu 3.037 2.845 4.120 2.263 Dư nợ (DN + HTX ) 0 0 250 250 DN + HTX (%) 0 0 6,07 11.05 Hộ sản xuất (%) 100 100 93,93 88.95

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh của Agribank Yên Sơn)

Kể từ năm 2005, chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN

ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493. Nhìn chung, nợ xấu tại chi nhánh có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2010 nợ xấu là 3,037 tỷ đồng với tỷ lệ 0,97% đạt chỉ tiêu được giao là nợ xấu dưới 3%. Sang năm 2011 tổng dư nợ tăng 63,893 tỷ đồng nhưng nợ xấu lại giảm 0,192 tỷ đồng , chiếm 0.758% tổng dư nợ cũng do nhiều nguyên nhân giảm (giảm do đề nghị NH cấp trên cho xử lý Rủi Ro). Năm 2012, tổng dư nợ tăng so với 2011 nhưng mức tăng không nhiều (74,855 tỷ đồng) nhưng nợ xấu tăng (1,275 tỷ đồng), chiếm 0,9145% tổng dư nợ. Vẫn thấp hơn so với kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu của NHNNo & PTNT Việt Nam là 3%. Trong 4.120 tỷ đồng nợ xấu này thì có 250 tỷ đồng là nợ xấu của doanh nghiệp chiếm 6,07%, 3,870 tỷ đồng là nợ xấu của hộ sản xuất và cá nhân chiếm 93,93% trong tổng số nợ xấu. Đến năm 2013 sau khi áp dụng nhiều biện pháp như thu hồi nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống còn 0,394% với tỷ lệ giảm hoàn toàn của hộ sản xuất. Số tuyệt đối của nợ xấu năm 2013 giảm so với năm 2012 là 1,857 tỷ đồng.

Những năm qua, nợ xấu tại chi nhánh gia tăng do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên địa bàn huyện Yên Sơn nên chi nhánh có số lượng khách hàng truyền thống, tập trung vào các khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân và các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2010, kinh tế thế giới khủng hoảng, lạm phát tăng cao, một số khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay vốn cho con em đi xuất khẩu lao động tại Malaixia (theo văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh) phần đông không có việc làm ổn định phải về nước trước thời hạn. Cùng với đó là sản xuất nông nghiệp hay gặp rủi ro do thiên tai dịch bệnh. Một nguyên nhân khác là một số khách hàng mà chi nhánh đầu tư tín dụng từ năm 2009 đều hoạt động hiệu quả nhưng đến năm 2011 thì gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, đó là các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng

hoảng kinh tế như sắt thép, vật liệu xây dựng. Do đó khi các khách hàng này gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, dư nợ của các khách hàng này chiếm khoảng 11% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh, dẫn đến việc nợ xấu của chi nhánh tăng. Mặt khác, công tác thu hồi nợ xấu của hộ sản xuất và cá nhân chưa được đẩy mạnh, một số CBTD cho vay để lại hậu quả tín dụng nhưng lại thuyên chuyển công tác sang ngân hàng khác nên CBTD tiếp quản đi thu hồi nợ hiệu quả chưa được cao.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 56)