Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh xây dựng phương đông (Trang 27 - 32)

Nhân tố bên trong là các nhân tố có liên quan chặt chẽ tới doanh nghiệp ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp và trong phạm vi khả năng của mình doanh nghiệp có thể tác động chúng theo chiều hướng có lợi. Nó bao gồm các nhân tố sau:

Chi phí xây dựng công trình

Chi phí xây dựng công trình là những khoản chi phí liên quan tới việc hoàn thành và đưa công trình vào sử dụng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí khác có liên quan tới xây dựng công trình, đó là các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp phải

18

nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm thiểu chi phí góp phần tăng lợi nhuận.

Một là, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí liên quan tới việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình xây dựng công trình của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp xây dựng, chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của công trình do đó nếu tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu được xác định như sau: Chi phí nguyên vật liệu = Định mức tiêu hao NVL x Giá đơn vị NVL

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu được các nhà quản lý quan tâm và thường được xây dựng kế hoạch thi công đòi hỏi phải được quản lý và kiểm tra thường xuyên nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cho công trình. Ảnh hưởng của nhân tố này đến chi phí vật liệu là ảnh hưởng tỷ lệ thuận. Nếu định mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng sẽ làm tăng mức chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Việc thay đổi định mức tiêu hao nguyên vật liệu có thể do công tác quản lý, sử dụng vật liệu.

- Giá đơn vị nguyên vật liệu là nhân tố khách quan vì nó phụ thuộc vào giá mua trên thị trường và các khoản chi phí bỏ ra liên quan tới quá trình thu mua vật tư như chi phí thu mua trong đó giá mua lại phụ thuộc vào nguồn cung cấp và thời điểm mua, chi phí thu mua lại phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển,...

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp áp dụng biện pháp sử dụng vật liệu thay thế. Việc dùng nguyên vật liệu rẻ tiền thay thế cho nguyên vật liệu đắt tiền là xu hướng tích cực nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu được các doanh nghiệp chú ý.

Tất cả các nhân tố trên (định mức tiêu hao vật tư, giá mua nguyên vật liệu, chi phí thu mua,...) đều ảnh hưởng tới tổng chi phí và tác động tới lợi nhuận doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tìm các biện pháp để giảm thiểu các chi phí trên mà còn phải xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí vật tư để có các biện pháp thích hợp.

Hai là, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, thưởng và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia vào qúa trình thi công. Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay, do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào thi công công trình, do đó chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn và do đó ảnh hưởng tới chi phí thi công công trình, tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Để giảm chi phí thi công, hạ giá thành công trình, nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm chi phí tiền lương công nhân trực

19

tiếp trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ tháp tiền lương phải hợp lý vì tiền lương là một hình thức thù lao trả cho người lao động, với sự phát triển của xã hội và đời sống ngày càng được cải thiện đòi hỏi tiền lương cũng phải được nâng cao. Mặt khác tiền lương hợp lý sẽ là đòn bẩy kích thích sự sáng tạo và tinh thần hăng say làm việc. Do đó các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động đảm bảo gia tăng tiền lương cho người lao động nhưng tốc độ tăng của tiền lương không vượt quá tốc độ tăng của sản xuất.

Ba là, chi về quản lý sản xuất kinh doanh. Bao gồm chi phí sản xuất chung và chi

phí quản lý doanh nghiệp, là các khoản chi phí liên quan tới bộ máy quản lý doanh nghiệp và của phân xưởng, như tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ. Nếu những chi phí này tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do vậy cần có phương pháp quản lý khoa học, tinh giảm bộ máy sao cho gọn nhẹ nhằm tiết kiệm chi phí quản lý cho doanh nghiệp.

Hoạt động hoàn thành các công trình

Nếu chi phí thi công công trình là yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì hoạt động hoàn thiện công trình tạo ra thu nhập để bù đắp các khoản chi phí đó và hình thành lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định: Doanh thu = Khối lượng công trình

xây dựng trong kỳ x

Giá bán đơn vị công trình

* Khối lượng công trình xây dựng trong kỳ: Phân tích kết quả hoạt động xây dựng công trình của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Nhìn chung khối lượng công trình xây dựng càng lớn chứng tỏ công tác xây dựng tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có lãi, khối lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào nhiều nhân tố.

+ Khối lượng công trình và chất lượng của công trình: khối lượng công trình xây dựng đảm bảo đúng kế hoạch, thường xuyên, liên tục sẽ tạo điều kiện tăng số lượng công trình. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch, nghiên cứu, đánh giá đúng đắn nhu cầu của chủ đầu tư và khả năng thi công công trình của mình để đưa ra thị trường khối lượng xây dựng thích hợp, nhằm đảm bảo doanh thu cao, tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chất lượng công trình cũng ảnh hưởng lớn tới số lượng công trình được xây dựng với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Nâng cao chất lượng công trình liên quan tới nhiều khâu như nâng cao trang thiết bị, máy móc kỹ thuật, trình độ công nhân... và nó cũng tác động không nhỏ tới chi phí xây dựng. Vì vậy các doanh

20

nghiệp phải lựa chọn công nghệ thi công hợp lý vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa phù hợp với trình độ công nhân và mức chi phí đầu tư hợp lý.

Ngoài hai nhân tố trên, số lượng công trình còn phù thuộc vào nhiều, nhân tố khác như chủ đầu tư, giá cả gói thầu, chất lượng công trình sau khi hoàn thiện.

Như vậy chính sách giá cả, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hay hạn chế xây dựng công trình, quyết định doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp phải xác định cho mỗi loại công trình một mức giá bán hợp lý, đảm bảo bù đắp các khoản chi phí bỏ ra và được chủ đầu tư chấp nhận.

Công tác tổ chức quản lý quá trình thi công công trinh của doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý quá trình xây dựng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt có hiệu quả hoạt động xây dựng, đảm bảo đầy đủ kế hoạch về số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào cho quá trình thi công diễn ra một cách liên tục, tăng năng suất lao động, chất lượng công trình và hiệu quả của xây dựng sẽ làm tăng số lượng công trình, doanh thu bán hàng và do đó lợi nhuận được nâng cao.

Quá trình tổ chức quản lý kinh doanh bao gồm các khâu như định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh, tổ chức kiểm tra, đánh giá và có biện pháp điều chỉnh. Thực hiện tốt các khâu của quá trình kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động và đó là điều kiện để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

21

Kết luận chƣơng I

Lợi nhuận của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp biết sử dụng đồng vốn hợp lý, các chính sách quản lý chặt chẽ, cơ cấu tài sản hợp lý, ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng sẽ mang lại nguồn doanh thu cao đồng thời sẽ cắt giảm chi phí liên quan đến hoạt động thi công công trình, như vậy sẽ làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Và ngược lại, nếu với việc quản lý thiếu chặt chẽ, chính sách quản lý yếu kém sẽ làm thất thoát nhiều trong quá trình thi công làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài như chính sách của nhà nước, điều kiện tự nhiên, môi trường xây kinh tế... Trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế, thời tiết bất ổn đã cản trở quá trình thi công của doanh nghiệp bởi vậy các doanh nghiệp cần phải nỗ lực, đề ra những chính sách quản lý tốt nhằm tạo ra mức tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

22

CHƢƠNG II. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHƢƠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh xây dựng phương đông (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)