ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu công tác quản lý, bố trí sử dụng cán bộ đoàn trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 30)

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ- XÃ HỘITỈNH BẮC KẠN TỈNH BẮC KẠN

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc của Tổ quốc - Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phớa đụng giáp tỉnh Lạng Sơn, phớa nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:

Vùng phía tây và tõy-bắc: Bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung tõy bắc–đụng nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu.

Vùng phía đông và đụng-bắc: Là hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng bắc-nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.

Vùng trung tâm: Là vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía đông. Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC

Bắc Kạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng và tiềm năng về rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú. Thế mạnh kinh tế là lâm nghiệp và khoáng sản (chủ yếu là than ở Ngân Sơn). Bắc Kạn là tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu tình với tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Trong đó hồ Ba Bể tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan. Ba Bể đang trở thành một trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi phía bắc.

Bắc Kạn là một tỉnh có truyền thống cách mạng. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn là một cái nôi của cách mạng Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều di tích cách mạng đã được Bộ Văn hoá công nhận. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, với 7 dân tộc anh em là : Tày, Kinh, Nùng, Dao, H’mông, Hoa, Sán Chay. Vì vậy, nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái, nhiều lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán với những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.

Bắc Kạn có diện tích là 4868,4 km2, có 7 huyện: Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông, Pác Nặm và 01 thị xã, 122 xã, phường, thị

trấn. Dân số Bắc Kạn hiện nay là: 300,218 nghìn người (năm 2005) và 301,5 nghìn người (năm 2006). Từ khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập (1997) đến nay, toàn tỉnh có 122/122 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, 122/122 xã, phường, thị trấn có thông tin điện thoại; 8/8 huyện, thị được phủ sóng điện thoại di động; 82/122 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 100% xã có điện lưới quốc gia và 79,1% số hộ được sử dụng điện, 55% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch; số phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên đạt 80%. Đến nay có 119/122 xã, phường, thị trấn và 8/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở… Tuy tèc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, với mức tăng bình quân 12,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người hàng năm năm 2005 đạt 3,44 triệu đồng, năm 2006 đạt 3,51 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Nhưng hiện nay so với các tỉnh trong khu vực và cả nước thì Bắc Kạn là một địa phương còn nghèo và rất khó khăn. Hiện nay số hộ nghèo của Bắc Kạn theo tiêu chí mới là: 31.141 hộ, chiếm tới 50,78% dân số toàn tỉnh. Trong đó nguyên nhân cơ bản là hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, chất lượng của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức, tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn nặng về coi trọng nền kinh tế tự cung tự cấp, tự thoả mãn, bằng lòng với thực tại và chưa có ý chí vươn lên làm giàu; Bên cạnh đó, nguồn lực để đầu tư cho phát triển chủ yếu từ ngân sách Nhà nước nên nhiều tiềm năng, thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác, phát huy…

Một phần của tài liệu công tác quản lý, bố trí sử dụng cán bộ đoàn trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w