Khủng hoảng

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TIỀN Tệ QUỐC tế (Trang 27 - 30)

Các cuộc khủng hoảng châu Á bắt đầu vào giữa năm 1997 ở Thái Lan khi mà ngày càng trở nên rõ ràng rằng một số tổ chức tài chính quan trọng của Thái Lan đang đứng trên bờ vực thẳm. Các tổ chức này đã vay USD từ ngân hàng quốc tế với lãi suất thấp và cho các nhà kinh doanh bất động sản địa phương vay bằng đồng baht Thái Lan với mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, do đầu cơ vào các tòa nhà cao tầng, các nhà kinh doanh không thể bán tài sản đó được, buộc họ phải gánh chịu một khoản nợ lớn. Trong đó, các tổ chức tài chính Thái Lan dường như ngày càng có khả năng cố định nợ bằng đồng đô la cho các ngân hàng quốc tế. Cảm nhận được sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ chạy khỏi thị trường chứng khoán Thái Lan, bán các chứng khoán của họ và chuyển đổi chúng thành đô la Mỹ. Nhu cầu tăng lên đối với đồng đô la và nguồn cung đồng baht Thái Lan tăng đã kéo tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla/baht Thái giảm xuống, trong khi thị trường chứng khoán đang xuống dốc.

Nhìn thấy khả năng phát triển, những người kinh doanh ngoại hối và các quỹ đầu tư bắt đầu đầu cơ đối với đồng baht, bán chúng một cách dè dặt. Trong khoảng 13 năm trước đầy, đồng baht Thái Lan đã được cố định với đồng đô la Mỹ tại một tỷ lệ trao đổi khoảng 1 đôla đổi được 25 baht. Chính phủ Thái Lan đã cố gắng để giữ cho tỷ giá này cố định, nhưng nó chỉ thành công trong việc làm suy giảm dự trữ ngoại hối của quốc gia. Ngày 02 tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái Lan đã từ bỏ việc bảo vệ đồng baht và thông báo sẽ cho phép đồng bath trôi nổi tự do so với đồng USD. Đồng baht bắt đầu trượt giá, và tỷ giá xuống còn 1 USD đổi được 55 baht trong tháng 1 năm 1998. Vì đồng baht suy giảm, nợ thái lan bùng nổ. Việc giảm 55% trong giá trị của đồng baht so với đồng USD đã làm tăng gấp đôi số lượng đồng baht cần thiết để phục vụ các cam kết nợ bằng đồng đô la do các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Thái Lan. Điều này làm tăng khả năng phá sản của các công ty và tiếp tục đẩy thị trường chứng khoán Thái Lan đi đến sụp đổ. Chỉ số thị trường chứng khoán cuối cùng của Thái Lan đã giảm từ 787điểm trong tháng 1 năm 1997 đến mức thấp 337 trong tháng mười hai năm đó, cao hơn cả sự giảm 45% điểm vào năm 1996.

Ngày 28 tháng 7, chính phủ Thái Lan kêu gọi sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Với dự trữ ngoại hối cạn kiệt, Thái Lan thiếu ngoại tệ cần thiết để tài trợ cho thương mại quốc tế và các cam kết dịch vụ, và đòi hỏi cần sự giúp đỡ về vốn của IMF. Điều này cũng cần thiết để khôi phục lại lòng tin quốc tế đối với đồng tiền của quốc gia và điều này cần có một độ tin cậy liên quan đến việc tiếp cận quỹ IMF. Nếu không có các khoản vay của IMF, sự rơi tự do củ giá trị đồng baht so với đồng đô la Mỹ sẽ tăng nhanh và cả nước có thể đi vào khủng hoảng như đã đề cập.IMF đã đồng ý cho chính phủ Thái Lan vay với số tiền là 17,2 tỷ USD, nhưng có các điều kiện ràng buộc. IMF yêu cầu chính phủ Thái Lan tăng thuế, cắt giảm chi tiêu công, tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước, và tăng lãi suất tất cả các bước trên được thiết kế để làm dịu nền kinh tế Thái Lan. IMF cũng yêu cầu Thái Lan đóng cửa các tổ chức tài chính không có khả năng thanh khoản.Trong tháng 12 năm 1997, chính phủ Mexico đã đóng cửa 56 tổ chức tài chính, sa thải 16.000 người và tiếp tục làm sâu sắc thêm cuộc suy thoái mà hiện nay thắt chặt đất nước.

Sau sự mất giá của đồng bath Thái Lan, khủng hoảng nối tiếp đuôi nhau đánh vào hệ thống tiền tệ của một nước châu Á khác. Một số nước theo sau trong khoảng thời gian của

một tuần, đồng ringgit của Malaysia, đồng rupiah của Indonesia, và đồng đô la Singapore đều giảm mạnh. Với dự trữ ngoại hối của chỉ xuống còn 28 tỷ đôla, đồng ringgit của Malaysia thả nổi ngày 14 tháng 7 năm 1997. Trước khi phá giá, đồng ringgit được giao dịch ở mức 1$ đổi bằng 2,525 ringgit, sáu tháng sau đó nó đã xác định ở mức 1$ đổi bằng 4,15 ringgit. Theo sau đó là Singapore vào ngày 17 Tháng 7, và đồng đô la Singapore đã nhanh chóng giảm giá trị, từ trước khi mất giá thì 1$ đổi bằng 1,495S$, nhưng chỉ một vài ngày sau đó thì 1$ tương ứng với 2,68 S$. Tiếp theo là Indonesia, đồng rupiah được phép thả nổi vào ngày 14 Tháng Tám. Đối với Indonesia, đây là sự khởi đầu của sự suy giảm giá trị của đồng tiền của mình, giảm từ 1$ tương ứng 2.400 rupiah trong tháng 8 năm 1997 đến 1$ tương ứng 10.000 rupi vào ngày 06 Tháng 1 năm 1998, mất đi 76% giá trị.

Ngoại trừ Singapore, đất nước có nền kinh tế có lẽ là ổn định nhất trong khu vực, những sự phá giá tiền tệ đã được thúc đẩy bởi các yếu tố tương tự như những nguyên nhân đằng sau sự mất giá của đồng baht Thái Lan trước đó: một sự kết hợp giữa đầu tư quá nhiều, những khoản vay cao, phần lớn tiền nợ là đồng USD, và tình thế cán cân thanh toán ngày càng xấu đi.Mặc dù cả Malaysia và Singapore đều có khả năng ngăn chặn sự trượt xuống của thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán mà không cần có sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Indonesia lại không như vậy. Indonesia đã phải vật lộn với nợ của khu vực tư nhân bằng đồng đô la, số nợ gần 80 tỷ $. Với đồng rupiah gần như trượt giá chóng mặt mỗi ngày, chi phí cho món nợ này đã gia tăng quá mức, đẩy nhiều công ty của Indonesia vào tình thế “vỡ nợ kỹ thuật”.

Ngày 31 tháng 10 1997, quỹ tiền tệ quốc tế IMF tuyên bố họ đã có một thỏa thuận cùng với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á chung tay đưa ra gói giải cứu cho Indonesia trị giá 37 tỷ USD. Đổi lại, chính phủ Indonesia đã đồng ý đóng cửa các ngân hàng có vấn đề, giảm chi tiêu công, loại bỏ trợ cấp của chính phủ về thực phẩm cơ bản và năng lượng, cân đối ngân sách, và làm sáng tỏ việc lạm dụng chủ nghĩa tư bản cho cá nhân đã được phổ biến rộng rãi ở Indonesia. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Suharto vẫn nhiều lần quay lại về các vấn đề cam kết với IMF. Điều này làm giảm hơn nữa giá trị của các loại tiền tệ và thị trường chứng khoán của. Cuối cùng, Suharto đã quyết định loại bỏ trợ cấp chính phủ tốn kém, điều này chỉ dẫn đến kết cục đưa đất nước đến tình trạng hỗn loạn như việc dân chúng đã xuống đường để phản đối việc tăng giá các mặt hàng. Chính điều này đã tạo ra một chuỗi các sự kiện dẫn đến việc loại bỏ quyền lực của Suharto hồi tháng năm 1998.

Hiệu ứng domino cuối cùng rơi vào đất nước Hàn Quốc. Trong những năm 1990, những công ty của Hàn Quốc đã đã tạo ra những khoản nợ khổng lồ khi họ đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp mới. Bây giờ họ nhận ra rằng họ có đã tập trung quá nhiều năng lực vào trong công nghiệp mới và điều này không thể tạo ra đủ lợi nhuận để chi trả cho các khoản nợ của mình. Các ngân hàng và các công ty của Hàn Quốc cũng đã sai lầm khi vay bằng đồng đô la, và đa số là dưới hình thức các khoản vay ngắn hạn sẽ đến hạn trả trong vòng một năm. Vì vậy, khi đồng won của Hàn Quốc bắt đầu suy giảm vào mùa thu năm 1997 trong sự tương thích với những vấn đề ở những nơi khác ở châu Á, các công ty Hàn Quốc đã nhìn thấy bóng đen của những khoản nợ của mình. Một số công ty lớn buộc

phải nộp đơn xin phá sản. Điều này gây ra một sự suy giảm mạnh trên thị trường tiền tệ và chứng khoán Hàn Quốc được cho là khó có thể ngăn chặn. Các ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã cố gắng để giữ cho tỷ giá đồng đôla/ won ở mức trên 1$/W1, 000 nhưng không nhận thấy rằng điều này chỉ làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của mình. Ngày 17 tháng 11, ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã từ bỏ việc giữ giá trị đồng won, và điều này khiến đồng won nhanh chóng giảm xuống chỉ còn còn $1=W1,500. Với tình trạng nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ, vào ngày 21 tháng 10, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một thỉnh cầu về khoản vay 20 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo tiến trình đàm phán, rõ ràng rằng Hàn Quốc cần nhiều hơn là 20 tỷ $. Trong số các vấn đề khác, nợ nước ngoài ngắn hạn của đất nước đã cho thấy rằng nó lớn hơn gấp hai lần như suy nghĩ trước đây lên đến gần 100 tỷ USD, trong khi mà dự trữ ngoại hối của nước này lại giảm xuống còn ít hơn 6 tỉ USD. Ngày 3 tháng 12 năm 1997, IMF và chính phủ Hàn Quốc đã đạt được một thỏa thuận cho vay 55 tỷ USD cho để giải quyết tình trạng của đất nước Hàn Quốc. Theo đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi Hàn Quốc mở cửa nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của mình để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc cũng cam kết sẽ kiềm chế các đại tập đoàn bằng cách giảm các cổ phiếu của họ trong ngành tài chính ngân hàng và yêu cầu họ công bố báo cáo tài chính hợp nhất và phải chịu sự kiểm toán độc lập bên ngoài hàng năm. Tự do hóa thương mại, quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết Hàn Quốc cam kết sẽ thực hiện theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới trong việc loại bỏ các trợ cấp liên quan đến thương mại và xóa bỏ cấp giấy phép nhập khẩu hạn chế và sẽ tinh giản các thủ tục cấp giấy chứng nhận nhập khẩu, tất cả điều đó nhằm mở cửa nền kinh tế Hàn Quốc và gia tăng tính cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TIỀN Tệ QUỐC tế (Trang 27 - 30)