Sự bùng nổ trong lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TIỀN Tệ QUỐC tế (Trang 25 - 26)

Sự giàu có được tạo ra bởi sự tăng trưởng xuất khẩu đã làm nền tảng cho sự bùng nổ đầu tư vào bất động sản thương mại và dân cư, tài sản công nghiệp,và cơ sở hạ tầng. Giá trị của bất động sản trong lĩnh vực thương mại và nhà ở ở các thành phố như Hồng Kông và Bangkok bắt đầu tăng cao. Điều này làm bùng nổ ngành xây dựng-một ngành ăn theo- mà chưa bao giờ thấy ở châu Á trước kia. Và các khoản vay tiền ngân hàng để tài trợ cho ngành xây dựng ngày càng cao. Đối với tài sản công nghiệp, sự thành công của các nhà xuất khẩu châu Á khuyến khích họ đầu tư vốn táo bạo hơn. Điều này đã được minh chứng một cách rõ ràng nhất bởi các tập đoàn đa ngành khổng lồ của Hàn Quốc, hoặc các trùm tập đoàn, nhiều trong số đó đã có tham vọng xây dựng một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô và bán dẫn toàn cầu.

Một nhân tố quan trọng đằng sau sự bùng nổ đầu tư ở hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á đó là chính phủ. Trong nhiều trường hợp, chính phủ đã cùng hợp tác trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô lớn. Lấy ví dụ, tại Malaysia, một trung tâm hành chính mới của chính phủ được xây dựng ở Putrajaya khoảng 20 tỷ tiền malaysia (tương đương với 8 tỷ USD theo tỷ giá trao đổi đầu tháng 7 năm 1997), và chính phủ đã tài trợ phát triển của một hành lang thông tin liên lạc công nghệ cao có quy mô lớn và xây dựng con đập Bakun đồ sộ với chi phí 13,6 tỷ tiền malaysia- một trong những nơi được đầu tư đắt nhât- là dự án thể kỷ của đất nước. Trong mỗi vùng, các chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực nhất định của nền kinh tế phù hợp với "mục tiêu quốc gia" và "Chiến lược công nghiệp hóa”. Ở Hàn Quốc, đã từ lâu là một quốc gia mà trong đó chính phủ đóng một vai trò chủ động trong hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân, Tổng thống Kim Young Sam kêu gọi các tập đoàn đầu tư nhà máy mới như một cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc được hưởng một khoản đầu tư lớn do sự bùng nổ kinh tế trong giai đoạn 1994-1995, nhưng đi kèm theo đó là các chi phí phải bỏ ra. Các trùm tập đoàn, luôn luôn phụ thuộc vào các khoản vay lớn, hình thành nên các khoản nợ lớn tương đương, và bình quân, gấp bốn lần vốn chủ sở hữu của họ.

Tại Indonesia, Tổng thống Suharto từ lâu đã đầu tư hỗ trợ trong một mạng lưới ước tính khoảng 300 doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình và bạn bè của mình được biết đến như là “người bạn thân thiết của chủ nghĩa tư bàn”. Rất nhiều doanh nghiệp đã được tổng thống cấp độc quyền kinh doanh với mức sinh lời béo bở. Ví dụ, Suharto đã công bố vào năm 1995 rằng ông đã quyết định sản xuất một chiếc xe hơi quốc gia, và nó sẽ được sản xuất bởi một công ty thuộc sở hữu của một trong nhữngcon trai của ông, Hutomo Mandala Putra, trong hiệp hội Kia Motors củaHàn Quốc. Để hỗ trợ liên doanh, một tập đoàn trong hệ thống các ngân hàng của Indonesia được "đặt hàng" bởi chính phủ để cung ứng gần 700 triệu $ cho công ty vay trong thời điểm ban đầu.

Vào giữa những năm 1990, Đông Nam Á đã có được sự bùng nổ đầu tư chưa tùng có, phần lớn là tài trợ bằng tiền vay mượn. Từ năm 1990 đến năm 1995, tổng đầu tư trong nước tăng hàng năm ở Indonesia là 16,3%, ở Malaysia là 16%, ở Thái Lan là 15,3% và ở

Hàn Quốc là 2%. Để so sánh, đầu tư tăng tưởng hàng năm 4,1% so với cùng kỳ tại Hoa Kỳ và 0,8% ở các nước có nền kinh tế có mức sống cao. Và tỷ lệ của tốc độ đầu tư vào năm 1996 tăng. Ví dụ, ở Malaysia, cần đầu tư một con số đáng kể là 43% tổng sản phầm quốc nội năm 1996.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TIỀN Tệ QUỐC tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w