Đánh giá tiềm năng đất Nông-Lâm nghiệp của huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 37 - 39)

- Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 5,50 0,07 Đất nghĩa trang nghĩa địa117,071,

c.Đánh giá tiềm năng đất Nông-Lâm nghiệp của huyện Sơn Động

C

* Tiềm năng đất đất Nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với tính chất tự nhiên của đất đai, đặc biệt là chất lượng đất và khí hậu thời tiết. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp còn do việc bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường và tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, yếu tố đất đai nhìn từ góc độ mối liên hệ với bên ngoài và thị trường tiêu thụ sản phẩm... cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp của huyện năm 2000 được thể hiện trong bảng sau:

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 8.592,96 100,00

1. Đất trồng cây hàng năm 3.646,33 42,43

1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 2.770,43 75,98

1.2. Đất nương rẫy 528,07 14,48

1.3. Đất cây hàng năm khác 347,83 9,54

2 . Đất vườn tạp 559,64 6,51

3. Đất trồng cây lâu năm 4.351,32 50,64

3.2. Đất trồng cây ăn quả 4.225,37 97,15

3.3. Đất trồng cây lâu năm khác 125,95 2,85

4. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 35,67 0,42

Qua bảng trên nhận thấy tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp của huyện còn Èn chứa ngay trong diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng. Tổng số diện tích các loại đất nông nghiệp có thể đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả kinh tế còn rất lớn khoảng 3 nghìn ha, trong đó:

- Đất ruộng 1 vụ lúa gần 2 nghìn ha, chiếm khoảng 70% diện tích đất trồng lúa. Biện pháp thâm canh là đầu tư xây dựng thủy lợi để chuyển phần lớn diện tích đất này thành ruộng 2 vụ hoặc 3 vô.

- Khả năng khai thác mở rộng diện tích đất trồng lúa của huyện không còn, trong khi đó còn phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất nương rẫy diện tích 528,07 ha, chiếm 14,48% diện tích đÊt trồng cây hàng năm, trong đó đất nương trồng lúa chỉ có 3,90 ha (0,74%). Biện pháp thâm canh là lựa chọn cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng tiêu thụ sản phẩm để chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

- Đất vườn tạp 559,64 ha, chiếm 6,51% diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đất vườn tạp sẽ được chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng còn lại phần lớn có thể chuyển sang trồng cây ăn quả tập trung có hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài diện tích đất nông nghiệp hiện có, huyện còn có thể khai thác 4 đến 5 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng tại chân các đồi, gò có độ dốc nhỏ, tầng đất dầy, gần nguồn nước để đưa vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

Trên cơ sở, lồng ghép, phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội: Địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước, quy mô phân bố đất đai, khí hậu và lao động, dân số, trình độ thâm canh... cho thấy đất đai huyện Sơn

Động có thể chia làm 5 tiểu vùng sản xuÊt nông nghiệp và đây cũng là 5 vùng kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 37 - 39)