Năng lượng:

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 25 - 28)

Nguồn năng lượng hiện nay của huyện chủ yếu là dùng điện lưới quốc gia và một phần thủy điện vừa và nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Chất đốt được sử dụng phổ biến là than và củi.

- Điện lưới quốc gia gồm 4 tuyến, chia làm 2 loại:

+ Đường dây 35 KV gồm 3 tuyến: Cẩm Đàn - Phúc Thắng, Yên Định - Thanh Luận và An Lập - An Bá.

+ Đường dây 10KV có 1 tuyến từ thị trấn An Châu đi Vĩnh Khương. Hiện nay toàn huyện có 20 trạm hạ thế, công suất từ 50-180 KVA, có 16 xã (đạt 72,7%) đã có điện lưới quốc gia, với tổng số hộ được dùng điện là 8.470 hộ (chiếm 65% số hộ, kể cả các hộ dùng nhờ trạm hạ thế của quân đội).

- Thủy điện: Các xã hiện đã và đang dùng thủy điện nhỏ gồm có: An Lạc, Long Sơn, Bồng Am, Thanh Luận, Thanh Sơn và Dương Hưu, công suất trung bình khoảng 200 W/ máy.

Nhìn chung, việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, kể cả những khu vực đã được dùng điện, do thiếu kinh phí xây dựng các trạm hạ thế và kéo đường dây. Mặt khác do việc xuống cấp của mạng lưới cung cấp điện làm hao phí điện năng và tăng giá bán điện nên đã hạn chế việc sử dụng điện của nhân dân.

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘIVÀ ÁP LỰC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI VÀ ÁP LỰC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, Sơn Động có các đặc trưng cơ bản sau:

- Sơn Động nằm tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lạng Sơn, là hai tỉnh có nền kinh tế đang phát triển mạnh, có cửa khẩu đất liền nối với Trung Quốc và hải cảng quốc tế. Đây là một lợi thế mà Sơn Động có thể khai thác cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm nghiệp ra nước ngoài, tiếp thu các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Huyện có diện tích đất tự nhiên 84.432,4 ha bằng 20,08% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Giang. Kinh tế của huyện mang tính đặc trưng của một huyện miền núi thuần nông, nhưng còn nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi, Ýt bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai như bão, lụt lội. Môi trường sinh thái của huyện cơ bản chưa bị hủy hoại nhiều, diện tích rừng tự nhiên còn lớn (34.681,90 ha), trong đó vẫn còn có các loại gỗ và động vật quý hiếm.

- Sơn Động có nguồn lao động tương đối dồi dào, có tinh thần cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất. Tuy lực lượng lao động chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng có thể đào tạo nhanh để tiếp thu các tiến bộ khoa học mới.

- Với hơn 68 nghìn ha đất đã đưa vào sử dụng, chiếm 81% diện tích đất tự nhiên, nhưng hiệu quả sử dụng đất chưa cao, cần phải xem xét để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đối với các loại đất chính và trong nội bộ mỗi loại đất, nhằm tạo điều kiện sử dụng đất đai hợp lý hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.

- Tiềm năng đất đai to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện chính là hơn 27 nghìn ha đất chưa đưa vào sử dụng (gần bằng 1/3 diện tích đất tự nhiên). Tùy thuộc vào vốn đầu tư, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ... có thể khai thác đưa vào sử dụng một phần hoặc toàn bộ quỹ đất này cho các mục đích kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

a. Thuận lợi

- Huyện Sơn Động có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cùng với các mối quan hệ nội tỉnh, huyện còn có điều kiện giao lưu trực tiếp với các tỉnh lân cận là Lạng Sơn và Quảng Ninh, xa hơn nữa là thị trường lớn Hà Nội và Trung Quốc.

- Tiềm năng đất đai còn lớn, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ, huyện còn có quỹ đất chưa sử dụng tương đối lớn. Nếu biết đầu tư khai thác sử dụng có hiệu quả thì đây là một lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, đa dạng, cần kết hợp tốt với điều kiện đất đai của từng vùng để mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, có nhiều lâm sản quý hiếm, với trữ lượng khá, còn nhiều đất có thể khoanh nuôi bảo vệ để phát triển rừng tái sinh.

- Nền kinh tế của huyện đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá. Huyện có nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, có sức khỏe, Đây sẽ là một nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng đất đai và triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

b. Những khó khăn, thách thức

- Địa hình cao, dốc, bị chia cắt mạnh, nguồn nước hạn chế

- Điểm xuất phát của nền kinh tế huyện Sơn Động thấp hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh, là huyện duy nhất trong tỉnh có tới 17 xã đặc biệt khó khăn. Cơ cấu kinh tế nặng về nông - lâm nghiệp, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng của các ngành khá cao nhưng cơ cấu kinh tế huyện vẫn chậm chuyển đổi.

- Cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng của huyện còn nghèo, giao thông đi lại khó khăn.

- Sơn Động có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ học vấn chưa cao, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu,... gây cản trở cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất.

c. Áp lực đối với đất đai

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới nhu cầu đất đai phục vụ cho các mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. Áp lực đối với đất đai ngày càng tăng và được thể hiện trên các mặt sau:

- Nông - lâm nghiệp - thủy sản hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, nhưng đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác để đáp ứng nhu cầu đất đai cho các ngành cần phải sắp xếp lại cơ cấu sử dụng đất của ngành nông - lâm nghiệp và các ngành khác, dành đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong thời kỳ tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, đây là một sức Ðp đối với đất đai, cần dành đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường bộ, các công trình phúc lợi xã hội và thủy lợi hiện có. Đồng thời phát triển thêm các tuyến đường mới, các công trình thủy lợi và các công trình công cộng.

- Trong thời gian qua, công tác kế hoạch hóa gia đình của huyện đã có nhiều cố gắng, đã giảm tốc độ gia tăng dân số xuống còn 1,5%/năm, song số hộ tăng thêm hàng năm còn lớn cần bố trí đất cho mở rộng khu dân cư và phát triển các công trình phục vụ dân dụng.

- Hiện nay đời sống vật chất của nhân dân nhìn chung còn thấp. Trong những năm tới, nhu cầu cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

ngày càng cao, nên nhu cầu đất đai cho việc xây dựng thêm các công trình phục vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí là rất lớn và cần được bố trí ở những địa bàn dân cư tập trung, giao thông thuận tiện.

Tóm lại từ nay đến năm 2010 nhu cầu đất cho phát triển các ngành là rất lớn và phần nhiều lấy vào đất bằng đang sử dụng mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Cho nên cần sử dụng đất hết sức tiết kiệm, đồng thời đầu tư khai thác, mở rộng thêm đất nông nghiệp để bù lại một phần đất phải chuyển mục đích sử

dụng và thực hiện các giải pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w