CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 59 - 63)

Để thực hiện kết quả phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Sơn Động đến năm 2010 cần đặc biệt chú trọng đến các vấn đề sau:

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sinh lời của đất là yêu cầu tối cao của sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường. Đó vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu kinh doanh trên ruộng đất nói riêng và của toàn bộ hoạt động kinh doanh nông nghiệp nói chung. Nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng tạo ra nhiều nông sản với chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của dân cư trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn chế. Đối với huyện Sơn Động là một huyện miền núi trong thời gian vừa qua sản xuất nông lâm nghiệp mặc dù có bước tăng trưởng đáng kể song bên cạnh đó việc sử dụng đất nông lâm nghiệp vẫn chưa hợp lý chưa khai thác hết tiềm năng đất, việc quản lý rừng chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép và nhận đất nhưng không đầu tư phát triển rừng.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng đất Nông-Lâm nghiệp và tăng vai trò của rừng(cung cấp lâm sản và giữ gìn môi trường sinh thái) là một yêu cầu cấp thiết.

Để triển khai phương hướng trên cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Giải pháp về chính sách-pháp luật:

- Cụ thể hóa các điều khoản của Luật đất đai và các văn bản dưới Luật có liên quan đến đất đai vào điều kiện cụ thể của huyện và áp dụng đồng bộ các chính sách quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

- Thực hiện chính sách ưu tiên đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách khuyến khích sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đối với mọi mục đích sử dụng đất.

- Tuỳ theo các mục tiêu cụ thể của chính sách, các chính sách sử dụng đất, xác lập về nghĩa vụ và quyền lợi gắn với đất đai

+ Quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp trong luật và các văn bản dưới luật của nước ta trong những năm qua.

+ Chính sách gắn với việc khuyến khích sử dụng đất (ưu tiên đầu tư vốn, ngân sách cho các vùng cây công nghiệp , cây ăn quả).

- Chính sách về nghĩa vụ sử dụng đất + Chính sách về thuế sử dụng đất.

+ Chính sách thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+ Chính sách sử dụng đất đúng mục đích (327 giải quyết việc làm vốn tài trợ quốc tế, PAM, SIDA được sử dụng để bảo vệ rừng và khai thác đất trống đồi núi trọc).

Thực hiện chính sách đền bù và đánh thuế thích hợp đối với đất chuyển mục đích sử dụng, nhất là đất sản xuất nông nghiệp và đất thổ cư.

Thực hiện các chính sách khai thác và sử dụng đất Lâm nghiệp: - Chính sách lưu thông lương thực và nông lâm sản

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

+ Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng + Tập trung có trọng điểm vào các công trình chính

+ Kết hợp các công trình kết cấu hạ tầng và xã hội trên từng địa bàn huyện

- Chính sách huy động vốn vay: Vốn là nguồn lực khan hiếm đối với dân cư đặc biệt đối với tỉnh miền núi vì vậy cần:

+ Ưu đãi thực sự vào các khu trọng điểm để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Cần đầu tư phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ:

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sử dụng, làm giàu đất, tận dụng không gian xây dựng, khai thác đất chưa sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, rừng, tài nguyên nước và môi trường.

- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tăng nguồn lực cho khai thác sử dụng đất lâm nghiệp.

- Chính sách khuyến khích nhận đất lâm nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Trên cơ sở yêu cầu “mọi đất lâm nghiệp đÒu có chủ” và mọi chủ nhân đều thu lợi Ých khi sử dụng đất lâm nghiệp.

2. Một số biện pháp chính:

- Thực hiện đồng bộ bảy nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (Điều 13 Luật đất đai năm 1993). Triển khai, cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các xã, thị trấn và quy hoạch sử dụng đất của các ngành. Trong đó cần chú ý việc bố trí ổn định các hộ gia đình tránh du canh du cư, theo dõi việc biến động sử dụng đất một cách thường xuyên, cấp đất giao đất cụ thể để tránh việc đốt rừng làm nương rẫy du canh du cư bất hợp pháp.

- Đưa chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, các xã, thị trấn vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của các địa phương.

- Tiếp tục tăng cường và kiện toàn tổ chức ngành địa chính từ huyện đến xã, thị trấn cả về số lượng và trình độ chuyên môn, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

- Định hướng sử dụng đất huyện Sơn Động đến năm 2010 được xây trong điều kiện nền kinh tế - xã hội của huyện đang ở điểm xuất phát thấp, chịu sự tác động lớn các nguồn ngoại lực bên ngoài... Vì vậy trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần được điều chỉnh, bổ xung, đảm bảo tính thực tiễn của phương án quy hoạch.

KẾT LUẬN

- Huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi lớn thứ hai trong 10 huyện thị của tỉnh Bắc Giang. Có diện tích đất tự nhiên 84.432,4ha bằng 20,09%diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong những năm qua do đặc điểm kinh tế của huyện còn thấp, cơ cấu kinh tế nặng về Nông-Lâm nghiệp, bên cạnh đó sự phân bố dân cư của huyện chưa đều, điều kiện địa hình, nguồn nước.v.v..còn bị hạn chế. Nên việc khai thác sử dụng đất Nông-Lâm nghiệp chưa hợp lý, chưa khai thác hết tiềm năng đất Nông- Lâm nghiệp( diện tích đất nông nghiệp năm 2000 là 8592,96 ha chiếm 10,08%diện tích đất tự nhiên của huyện và bằng 8,38% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang , diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2000 là 39.125,37 ha chiếm 46,35% diện tích đất tự nhiên của huyện bằng 31,14% diện tích đÊt lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giangvà là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh.). trong thời kỳ tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện , nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao đặc biệt là đất nông nghiệp. Cho nên việc sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích và

hiệu quả , thực hiện các giải pháp thâm canh tăng vụ nâng cao năng xuất sản phẩm là yêu cầu cầu cấp thiết.

- Phương hướng sử dụng đất nông, lâm nghiệp đến năm 2010về cơ bản được khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. Từ nay đến năm 2010 khai thác đưa vào sử dụng 22.308,65 ha đất chưa sử dụng cho nhu cầu phát triển các ngành, trong đó cho sản xuất nông nghiệp 2.755,72 ha, cho lâm nghiệp 19.215,00 ha, cho các ngành sử dụng đất chuyên dùng 317,21 ha... Cơ cấu sử dụng đất Nông-Lâm nghiệp đã được điều chỉnh hợp lý hơn, cụ thể: Đất nông nghiệp 13,52%, đất lâm nghiệp 68,88%. Ngoài ra trong quá trình định hướng, cơ cấu các loại đất khác cũng thay đổi đáng kêt, cụ thể chuyên dùng 10,31%, đất ở 0,89%, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 6,39%. Đặc biệt trong nội bộ các loại đất nông nghiệp và lâm nghiệp có sự biến động lớn theo hướng sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và cả vùng.

Kiến nghị

- Đề nghị các ngành và Sở Địa chính Bắc Giang thẩm định trình Chủ tịch tỉnh phê duyệt những nội dung cơ bản trong định hướng sử dụng đất của huyện, tạo cơ sở pháp lý để huyện chỉ đạo thực hiện tốt hơn bảy nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

- Sơn Động là huyện nghèo, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho phép trích một phần kinh phí thu từ đất để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh./.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ khoá XVII tại Đại hội đại biểu Đảng huyện lần thứ XVIII

2. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân Huyện và UBND Huyện Sơn Động

3. Báo cáo tổng kết phát triển Kinh tế Xã hội năm 1998, 1999,2000 và phương hướng nhiệm vụ phát triển của các ngành trong những năm tới.

4. Tài liệu về hiện trạng và định hướng phát triển của các ngành trong huyện Sơn Động.

5. Tài liệu nghiên cứu đất đai trên địa bàn toàn huyện Sơn Động

6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2010.

7. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1997-2010.

8. Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai nhà ở. P.GS-TSKH Lê Đình Thắng, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân.

9. Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Đất – PGS. TS Ngô Đức Cát, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 59 - 63)