Định hướng sử dụng đất đai huyện Sơn Động đến năm 2010 được xây dựng căn cứ vào:
- Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000.
- Quy luật biến động sử dụng đất đai trong các giai đoạn trước. - Tiềm năng đất đai, lao động, tài chính của từng xã và toàn huyện - Quan điểm sử dụng đất đai của huyện.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. - Quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 1997 - 2010 tỉnh Bắc Giang.
1. Hướng sử dụng đất chung của huyện đến năm 2010:
+ Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1997 - 2010.
+ Chuyển dịch cơ cấu các loại đất chính và nội bộ từng loại đất cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế - xã hội.
+ Lựa chọn và bố trí các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai, khí hậu, nhằm mang lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
+ Tập trung có trọng điểm các nguồn vốn đầu tư và lao động nhằm khai thác từng phần diện tích đất chưa sử dụng, đặc biệt là đất đồi núi chưa sử dụng để đưa vào sản xuất, trong đó chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp và trồng cây lâu năm.
+ Bố trí sử dụng đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn hợp lý, hình thành các thị tứ tại các trung tâm cụm xã, kết hợp với cải tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng, chú ý đến các xã đặc biệt khó khăn.
Định hướngsử dụng đất đai của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 được xác định như sau:
Tổng diện tích 84.432,40 ha, chiếm 22,09% diện tích tỉnh Bắc Giang.
1. Đất nông nghiệp: 11.412,31 ha, chiếm 13,52 % diện tích đất tự nhiên. 2. Đất lâm nghiệp: 58.159,78 ha, chiếm 68,88 % diện tích đất tự nhiên. 3. Đất chuyên dùng: 8.707,34 ha, chiếm 10,31 % diện tích đất tự nhiên. 4. Đất ở: 756,24 ha, chiếm 0,90 % diện tích đất tự nhiên. 5. Đất chưa sử dụng: 5.396,73 ha, chiếm 6,39 % diện tích đất tự nhiên.
.
Phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Động trong thời kỳ 2000 - 2010 phải phù hợp với các mục tiêu lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy cơ cấu đất nông nghiệp cần đổi mới theo hướng ưu tiên đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm và tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa:
Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng, tăng năng suất chất lượng sản phẩm và phát triển chăn nuôi gia đình, kết hợp với chăn nuôi trang trại.
Chuyển một phần diện tích đất ruộng 1 vụ lúa thường xuyên bị hạn do thiếu nước sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
Xen canh gối vụ ở những vùng đất có điều kiện thâm canh cao, phấn đấu đến năm 2010 có hệ số gieo trồng đạt 2,2 - 2,4 lần/năm.
Cải tạo diện tích đất vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Lựa chọn tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với đất đai, khí hậu, thời tiết trên từng tiểu vùng.
Phát triển giao thông, thủy lợi, củng cố và mở rộng các vùng chuyên canh lúa - màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Tập trung đầu tư, cải tạo mở rộng khai thác diện tích đất bằng, đất đồi có độ dốc nhỏ chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 2000 - 2010, việcsử dụng đất nông nghiệp phải chú trọng giải quyết đồng bộ các vấn đề sau:
- Hạn chế chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa - màu sang các mục đích phi nông nghiệp.
- Chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trên từng địa bàn cụ thể và theo từng thời vụ trong năm, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh cao, đặc biệt là thủy lợi và giống nhằm bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
- Đầu tư, cải tạo, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2010 diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp của huyện được xác định như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp: 11.412,31 ha, chiếm 13,52% diện tích tự nhiên. 1. Đất trồng cây hàng năm: 3.751,21 ha, chiếm 32,87% diện tích đất NN. 2 . Đất vườn tạp: 261,81 ha, chiếm 2,29% diện tích đất NN. 3. Đất trồng cây lâu năm: 7.163,62 ha, chiếm 62,77% diện tÝch đất
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 200,00 ha, chiếm 1,75% diện tích đất NN. 5. Đất mặt nước N.trồng T.Sản: 35,67 ha, chiếm 0,31% diện tích đất NN.
a. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp
- Chuyển 800 ha đất ruộng 1 vụ lúa thường xuyên bị hạn, năng suất thấp sang trồng cây ăn quả 200 ha và trồng cây công nghiệp ngắn ngày (cây hàng năm khác) 600 ha.
- Đẩy mạnh công tác thuỷ lợi để chuyển 1000 ha đất 1 vô sang đất 2 vụ, đồng thời chuyển 200 ha đất 2 vô sang đất 3 vô.
- Chuyển 195 ha đất nương rẫy khác (đất nương rẫy) sang đất trồng cây lâu năm để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
- Chuyển 250 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả.
- Chuyển 5 ha đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây lâu năm.
b. Chuyển dịch sang các mục đích sử dụng khác
Do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội nên trong thời kỳ 2000 - 2010 phải chuyển 118,31 ha đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, trong đó:
- Chuyển 29.45 ha đất lúa màu sang đất xây dựng 12,61 ha, đất giao thông 7,10 ha, đất thuỷ lợi 7,40 ha, đất ở đô thị 0,10 ha và đất ở nông thôn 2,24 ha. - Chuyển 25,33 ha đất trồng cây hàng năm khác sang đất xây dựng 7,89 ha, đất giao thông 6,80 ha, đất thuỷ lợi 8,27 ha, đÊt ở đô thị 0,20 ha và đất ở nông thôn 2,17 ha.
- Chuyển 47,83 ha đất vườn tạp sang đất ươm cây giống 20 ha, đất xây dựng 0.3 ha, đất giao thông 11,60 ha, đất ở đô thị 0,82 ha và đất ở nông thôn 15,11 ha.
- Chuyển 9,40 ha đất trồng cây lâu năm sang đất giao thông. - Chuyển 6,30 ha đất nương rẫy sang đất thuỷ lợi.
c. Khai thác các loại đất để đưa vào sản xuất nông nghiệp
Để tăng diện tích đất nông nghiệp và bù lại một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác, thời gian tíi sẽ chuyển 31,94 ha đất chuyên dùng, 150 ha đất lâm nghiệp có rừng kém hiệu quả và đầu tư khai thác 2755,72 ha đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó:
- Khai thác 5,72 ha đất bằng chưa sử dụng thuộc xã An Lạc và thị trấn An Châu để đưa vào trồng cây hàng năm khác.
- Khai thác 2750 ha đất đồi núi chưa sử dụng để chuyển sang các mục đích sử dụng sau:
+ Đất trồng cây lâu năm 2000 ha, trong đó trồng cây ăn quả 1500 ha và 500 ha cây công nghiệp lâu năm.
+ Xây dựng đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 200 ha. + Đất nương rẫy khác 50 ha.
- Do quy hoạch lại các nghĩa trang, nghĩa địa nên đã chuyển được 26 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa sang đất trồng cây hàng năm khác 6,50 ha và đất trồng cây lâu năm 19,50 ha.
- Chuyển 150 ha đất rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Chuyển 5,94 ha đất thuỷ lợi sang đất trồng lúa màu 2,66 ha, đất trồng cây hàng năm khác 1,08 ha và đất trồng cây lâu năm 2,20 ha.
(Chi tiết xem biểu sè 18, 20 - Phần phụ biểu)
Loại đất D.tích
(ha) Cơ cấu(%) D.tích (ha) Cơ cấu(%) D.tích(ha) Tỷ lệ(%) Tổng diện tích đất nông nghiêp 8.592,96 100,00 11.412,31 100,00 2.819,35 32,81 1. Đất trồng cây hàng năm 3.646,33 42,43 3.751,21 32,87 104,88 2,88 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 2.770,43 75,98 1.943,64 51,81 -826,79 -29,84 2 . Đất vườn tạp 559,64 6,51 261,81 2,29 -297,83 -53,22 3. Đất trồng cây lâu năm 4.351,32 50,64 7.163,62 62,77 2.812,30 64,63 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,00 0,00 200,00 1,75 200,00 *** 5. Đất mặt nước nuôi trồng
T.Sản 35,67 0,42 35,67 0,31 0,00 0,00 Như vậy đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 11.412,31 ha, tăng 2.819,35 ha so với năm 2000. Trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 104,88 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 2.812,30 ha (chủ yếu là đất trồng cây ăn quả 2.099,63 ha và đất trồng cây công nghiệp lâu năm 500 ha), đất đồng cỏ tăng 200 ha. Trong đất trồng cây hàng năm thì đất trồng lúa màu giảm 826,79 ha, chủ yếu chuyển sang đất trồng cây công nghiệp hàng năm và đất trồng cây lâu năm, trong đó trồng cây ăn quả là chính. Đặc biệt do nâng cấp và cải tạo hệ thống thuỷ lợi nên có thể chuyển phần diện tích đất 1 vụ thành đất 2 vụ và đất 2 vụ thành đất 3 vô.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển, tiềm năng đất đai và định hướng phát triển ngành nông nghiệp, đến năm 2010 trên địa bàn huyện hình thành 5 tiểu vùng nông nghiệp:
Trên cơ sở tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp đã được phân tích, trình bày ở phần trên, định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện trên các tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã phía Tây Bắc huyện: Cẩm Đàn, Chiên Sơn,
hậu đã trình ở trên, định hướng sử dụng đất của tiểu vùng được xác định như sau:
- Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi để chuyển khoảng 400 ha đất ruộng 1 vô sang đất 2 vụ lúa ăn chắc, đất trồng cây công nghiệp hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
- Chuyển gần 500 ha đất nương rẫy có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây công nghiệp hàng năm và trồng cây ăn quả.
- Chuyển khoảng 100 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả.
- Khai thác khoảng 1 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng để đưa vào trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Với tổng diện tích tự nhiên 16.680,80 ha bằng 19,76% diện tích tự nhiên của huyện. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp có 3567,12 ha bằng 21% diện tích đất tự nhiên của vùng và bằng 31% diện tích đất nông nghiệp của huyện.
DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU ĐẤT NÔNG NGHIỆP TIỂU VÙNG 1
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 16.680,80 100,00
I. Đất nông nghiệp 3.567,12 19,76
1. Đất cây hàng năm 1.065,66 29,85
a. Đất ruộng lúa - lúa màu 374,42 35,15
b. Đất nương rẫy 317,50 29,83
c. Đất trồng cây hàng năm khác 373,74 35,01
2. Đất vườn tạp 36,42 1,02
3. Đất trồng cây lâu năm 2.425,04 68,01
4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 40,00 1,12
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,00 0,00 Đây sẽ là vùng tập trung phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm, trồng cây công nghiệp hàng năm và phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.