QUAN ĐIỂM KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN SƠN ĐỘNG TRONG 10-15 NĂM TỚI.

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

TRONG 10-15 NĂM TỚI.

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế và luôn gắn bó hữu cơ với mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng tài nguyên đất không chỉ quyết định tương lai phát triển của nền kinh tế mà còn là sự đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Khi nền kinh tế - xã hội càng phát triển thì giá trị sử dụng đất càng cao, yêu cầu sử dụng đất ngày càng phải tốt hơn và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Sử dụng đất đai phải dựa trên quan điểm chung là sử dụng đất đai một cách đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ đất đai, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định và bền vững.

Với những đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, trong 10 - 15 năm tới, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện Sơn Động dựa trên các quan điểm sử dụng đất đai cơ bản sau:

1. Khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên

Việc đưa toàn bộ qũy đất đai vào sử dụng nhằm tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động dư thừa tại nông thôn đồng thời bảo vệ chống xói mòn cho đất, bảo vệ môi

trường sinh thái, phát triển nền nông, lâm nghiệp ổn định và bền vững. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ chú trọng khai thác triệt để quỹ đất của huyện, đưa diện tích đất đai chưa sử dụng vào sản xuất.

Sơn Động là huyện miền núi có diện tích đất đai lớn, mật độ dân số thấp (80 người/km2), nhưng đời sống nhân dân còn thấp, kinh tế xã hội chưa phát triển mạnh. Huyện còn trên 27 nghìn ha đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá, trong đó có trên 26 nghìn ha là đất đồi núi chưa sử dụng. Căn cứ vào tính chất đất đai, khí hậu, nguồn vốn, lao động và thị trường của từng địa bàn cụ thể trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư khai thác đưa vào sử dụng phần lớn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng để phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp, trong đó chủ yếu khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn, trồng mới theo chương trình 5 triệu ha rừng của Nhà nước và một phần để phát triển trồng cây ăn quả.

2. Duy trì, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu đất đai để phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng và nhu cầu đất ở ngày một gia tăng. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với đất nông nghiệp, mà đặc biệt là đất trồng lúa vì các loại đất này có đủ các điều kiện cần thiết (vị trí, địa hình, nguồn nước, giao thông... ).

Diện tích đất nông nghiệp của huyện rất hạn chế, hiện có 8.592,96 ha đất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất trồng lúa chỉ có 2.770,43 ha, chiếm 32% diện tích đÊt nông nghiệp. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của huyện là 1300 m2/người, đất trồng lúa 419 m2/người. Để có 1 ha đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cho khai hoang, cải tạo đất, phát triển thuỷ lợi ... Trong khi đó diện tích đất có khả năng phát triển trồng lúa đã được khai thác tương đối triệt để về mặt số lượng. Trên quan điểm an toàn lương thực quốc gia, quy hoạch sử dụng đất đai phải ưu tiên đất cho sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới cần hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp mà đặc biệt là đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác. Đồng thời đầu tư khai thác mọi tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp bù lại diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác.

3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai

Đất đai có vị trí cố định, trong quá trình sử dụng đất là loại tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá và không thể thay thế được bằng các tư liệu sản xuất khác.

Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu. Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tuỳ thuộc vào phương thức sử dụng đất.

Luật đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai luôn bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên mà đặc biệt là sự tác động của con người trong quá trình quản lý và sử dụng. Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất đai chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và sử dụng đất đai vẫn là do con người quyết định.

Sơn Động có diện tích đất tự nhiên trên một nhân khẩu hơn 1,28 ha. Tuy nhiên do áp lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và gia tăng dân số thì chỉ tiêu này ngày càng giảm. Trong quá trình sử dụng đất đai vừa qua của huyện chưa thật hợp lý, chưa tiết kiệm đã gây những cản trở nhất định đến sự phát triển của nền kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan. Là huyện có nền kinh tế đang trong thời kỳ đầu của sự phát triển và đang có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại, do đó nhu cầu sử dụng đất của các ngành ngày một tăng. Vì vậy việc điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên trong chuyển mục đích sử dụng đất đai phải cân nhắc hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, đặc biệt đối với chuyển đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa thâm canh cao sang mục đích sử dụng khác. Tất cả các công trình xây dựng cơ bản của mọi ngành phải chú trọng phát triển không gian theo chiều cao, hạn chế thấp nhất diện tích chiếm đất.

4. Sử dụng đất phải bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên

Môi trường cảnh quan của Sơn Động hiện nay về cơ bản vẫn giữ được những yếu tố mà thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhất là nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng đô thị... trong thời gian gần đây không có quy hoạch dài hạn đã làm cho môi trường bị xuống cấp từng phần trong những phạm vi hẹp. Mặt khác, theo quy luật chung khi công nghiệp hoá và đô thị hoá càng phát triển thì hệ sinh thái tự nhiên có thể ngày một bị xâm phạm, tính cân bằng bị phá vỡ. Vì vậy trong những năm tới phải có những biện pháp hữu hiệu và đồng bộ để bảo vệ môi trường trong sạch, bền vững. Những việc cần và có thể làm ngay là:

- Chấm dứt nạn chặt phá rừng bừa bãi, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh đóng cửa rừng, kiên quyết ngăn chặn nạn buôn bán lâm sản trái phép. Bảo vệ chăm sóc rừng hiện có, phát triển trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng cây xanh trong khu dân cư và khu công cộng....

- Quy hoạch phát triÓn khu dân cư nhất là dân cư đô thị và quy hoạch phát triển công nghiệp phải thực hiện đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng, điện, nước và xử lý chất thải...

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, xắp xếp, quy hoạch và đưa các các lò gạch, ngói ra khái khu dân cư.

- Tuyên truyền, phổ biến và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật đất đai, Luật bảo vệ rừng, Luật môi trường cho tất cả các tổ chức và

cá nhân có sử dụng đất, đề các luật này thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng

III. PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG-LÂM NGHIỆP HUYỆNSƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện sơn động đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w