Công tác địa vật lý.

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng an hải ninh thuận thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu từ thiện (Trang 40 - 44)

B- Khối lượng tiến hành:

V.3.2.2-Công tác địa vật lý.

Nhiệm vụ: Hỗ trợ xác định diện tích phân bố tầng trầm tích chứa quặng titan sa khoáng cùng các khoáng vật có ích khác. Đồng thời xác định độ sâu tồn tại tầng lót đáy. Khoanh định các dị thường liên quan đến thân quặng. Định hướng cho việc thi công các công trình sâu, góp phần xác định ranh giới địa chất.

A- Cơ sở địa chất địa vật lý:

Chúng ta đã biết rằng các khoáng vật sa khoáng ven biển là dạng tổng hợp, ngoài khoáng vật ilmenit chủ đạo còn có một số khoáng vật khác đi kèm như zircon, monazit, rutin... Trong đó có một số khoáng vật như zircon, monazit có chứa tạp chất thay thế đồng hình thuộc nhóm đất hiếm như Haffini, TR, Th là những nguyên tố có tính phóng xạ. Ngoài ra còn một lượng U 4+ được hấp phụ trong sét (cát pha sét).

Các kết quả nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng trên các thân quặng sa khoáng (ilmenit, zircon, monazit, rutin) có lớp phủ mỏng luôn có cường độ cường độ bức xạ cao hơn xung quanh, biên độ dị thường lớn nhỏ còn phụ thuộc vào hàm lượng khoáng vật quặng. Với kết quả trên ta thấy rằng phương pháp đo xạ gamma mặt đất là một phương pháp hữu hiệu trong tìm kiếm sa khoáng biển.

Ngoài ra ta cũng biết rằng, với mỗi tầng trầm tích có thành phần thạch học, điều kiện địa chất khác nhau, luôn có giá trị trường điện trở suất khác nhau. Đây là cơ sở cho việc xác định tầng lót đáy một cách hiệu quả.

Với các cơ sở trên, tác giả dự kiến sử dụng tổ hợp một số các phương pháp địa vật lý sau:

-Phương pháp đọ xạ gamma mặt đất. -Phương pháp đo sâu điện đối xứng. B- Kỹ thuật và khối lượng tiến hành.

+ Phương pháp đo xạ gamma mặt đất:

Mục đích: Phát hiện và hỗ trợ khoanh định các diện tích có khả năng chứa quặng sa khoáng.

Máy móc thiết bị: Sử dụng máy đo xạ gamma tổng loại C∏P-68-01 hoặc C∏P-88-H do Liên xô cũ chế tạo.

Khối lượng dự kiến:

- Đo xạ gamma theo lộ trình địa chất, khối lượng tiến hành: Trên toàn diện tích 10,3 km2

- Đo xạ gamma mặt đất theo tuyến phát sẵn: với mạng lưới 400x10 (m), Khối lượng: 2060 điểm ( trong đó có 5% điểm kiểm tra).

Kỹ thuật tiến hành: Trước khi tiến hành công tác thực địa các máy đo phóng xạ được chuẩn tại nơi có phone tự nhiên thấp, xây dựng đường cong chuẩn máy. Dựa vào đường cong chuẩn máy này tính toán số phân khoảng (nếu máy chỉ thị kim) hoặc số đọc (nếu là máy hiển thị số) thành giá trị cường độ bức xạ µR/h.

Giai đoạn điều tra đánh giá, công tác đo xạ mặt đất được tiến hành kết hợp với lộ trình địa chất tỷ lệ 1:5.000 và theo tuyến bố trí vuông góc hoặc gần vuông góc với các đối tượng chứa sa khoáng. Khoảng cách điểm đo trên tuyến lộ trình là 10m, trong phạm vi thân quặng bước đo 5m.

Trên lộ trình máy được mở liên tục, mắt quan sát sự giao động của kim (số đọc) và tai lắng nghe tiếng xung nổ nhằm phát hiện kịp thời các vị trí có dị thường, báo cáo với kỹ thuật địa chất (nhóm trưởng) đi cùng. Tại mỗi điểm đo ống thu đặt cách mặt đất 0,2m, khoảng cách điểm đo theo lộ trình 25m; tại các điểm khảo sát địa chất lấy số đọc nhiều lần sau đó lấy giá trị trung bình. Các giá trị phân khoảng (số đọc) đo tại thực địa ghi chép cẩn thận vào sổ, công tác văn phòng thực địa sẽ chuyển đổi các giá trị trên thành cường độ bức xạ µR/h.

Để đánh giá sai số đo đạc và tính ổn định của máy, tiến hành đo kiểm tra 5% tổng số điểm đã đo qua theo lộ trình hoặc theo tuyến.

-Phương pháp đo sâu điện trở.

Mục đích: Dự báo độ sâu đáy sa khoáng; xác định chiều dày của các lớp sa khoáng, hoặc ranh giới giữa tầng sa khoáng chứa nước và không chứa nước, làm cơ sở cho việc thiết kế lỗ khoan máy và công tác khai thác sau này.

Kỹ thuật tiến hành: Đo sâu điện chỉ được trong khu đánh giá có đối tượng chứa sa khoáng có chiều dày lớn, hoặc dự đoán có nhiều tầng chứa sa khoáng

khác nhau, sẽ tiến hành thiết kế 6 tuyến đo, cắt vuông góc với thân quặng, tuyến đo trùng với tuyến đo xạ và khoan tay. Khoảng cách giữa các điểm đo sâu trên tuyến 40m. Khi đo sử dụng thiết bị đo sâu bốn cực đối xứng, khoảng cách cực phát ABmin= 1,0m; ABmax= 500m; khoảng cách cực thu MNmin=0,5m; MNmax= 20m. Tại mỗi điểm đo cự ly điện cực phát được mở rộng dần nhằm tăng độ sâu nghiên cứu (xem bảng V.1)

Đo sâu điện đối xứng sử dụng máy đo điện VITIGESKA của chương trình hợp tác Việt - Tiệp sản xuất, sai số điện trở suất ≤7%. Thiết bị đo sâu: Cực phát sử dụng cực sắt, cực thu sử dụng điện cực không phân cực.

Khối lượng dự kiến: 170 điểm.

Các cự ly thiết bị đo sâu bốn cực đối xứng

Bảng V.1 TT AB/2 (m) MN/2 (m) Ghi chú 1 1 0,5 2 1,5 0,5 3 2 0,5 4 2,5 0,5 5 3 0,5 6 3 1 7 4,5 1 8 4,5 0,5 9 6 1 10 9 1 11 15 1 12 15 5 13 25 5 14 25 1 15 40 5 16 65 5 17 65 20

18 100 2019 100 5 19 100 5 20 150 20 21 225 20 22 325 20 23 500 20 V.3.2.3- Công tác khoan

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề án đề ra, nhằm phát hiện, đánh giá quặng sa khoáng titan ven biển, xác định hàm lượng, chiều dày và tính trữ lượng tài nguyên dự báo cấp 333, căn cứ vào đặc điểm, sự phân bố của quặng và kinh nghiệm tìm kiếm loại hình này, chúng tôi chỉ áp dụng thi công công trình khoan tay và khoan máy.

- Công tác khoan tay:

Nhằm phát hiện và khống chế theo chiều sâu của tầng sản phẩm quặng. Trong giai đoạn điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:5.000 công tác khoan tay được tiến hành theo mạng lưới 400x40 (m) trên diện tích phân bố tích tụ trầm tích biển gió Holocen giữa muộn đã được khoanh định.

Các lỗ khoan được bố trí theo khoảng cách thiết kế tại vị trí cắm cọc trên tuyến (định vị bằng máy trắc địa). Độ sâu lỗ khoan thiết kế ÷ 12m; Trung bình là 8,0m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối lượng: trên diện tích 10,3 km2 được chọn để điều tra, đánh giá khoáng sản dự kiến bố trí 490 lỗ khoan, 6 lỗ khoan chùm kiểm tra, với độ sâu trung bình là [8m và tối đa là 12m, vậy khối lượng khoan tay là 3.968 m .

- Sơ đồ bố trí lỗ khoan chùm kiểm tra - Khoan máy

 Lỗ khoan cần kiểm tra

Mục đích: Xác định chiều dày thân quặng, thành phần thạch học và sự biến đổi quặng hóa theo chiều sâu đồng thời nghiên cứu quan hệ giữa tầng quặng và tầng lót đáy.

Thiết bị sử dụng và kỹ thuật tiến hành

Khoan máy sử dụng máy khoan xoay XY.100 của Trung Quốc chế tạo. Máy tương đối gọn nhẹ, có thể tháo rời cần khoan, ống chống, tháp khoan và các chi tiết máy giúp cho việc vận chuyển bằng sức người dễ dàng trong điều kiện địa hình cát, xe cơ giới không đi được. Cần khoan bằng thép, đường kính 73 mm. Lưỡi khoan bằng hợp kim có hai loại áp dụng trong điều kiện khoan sa khoáng: lưỡi khoan múc và lưỡi khoan bi, về nguyên lý cấu tạo tương tự 2 loại lưỡi khoan tương ứng của khoan tay kiểu Australia. ống chống bằng thép hợp kim, đường kính 110 mm. Máy có thể khoan đến độ sâu tối đa 100 m.

Công tác khoan máy được tiến hành ở giai đoạn đánh giá tỷ lệ 1:10.000 sau khi đã tiến hành đo sâu điện đối xứng trên các diện tích đã xác định có các thân quặng công nghiệp, chiều dày đối tượng chứa quặng lớn, công tác khoan tay không thực hiện được. Độ sâu lỗ khoan thiết kế 100m.

Khối lượng: thực hiện 3 lỗ khoan với khối lượng 300m.

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng an hải ninh thuận thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu từ thiện (Trang 40 - 44)