C. Phân tích mẫu
b- Kiểm tra gia công mẫu.
V.4.1- Tác động của các hoạt động địa chất đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
và môi trường xã hội.
Các hoạt động điều tra địa chất nói chung ít nhiều đều có ảnh hưởng đến môi trường (tự nhiên và xã hội) ở một mức độ nhất định nào đó. Có thể làm tổn hại đến thảm thực vật, gây bụi bặm ô nhiễm không khí. Để tiến hành khoan máy phải làm đường, làm nền, phải có dung dịch khoan, dầu máy, quá trình khoan gây ra tiếng ồn... Các yếu tố đó có thể gây ảnh hưởng đến động thực vật, con người xung quanh và môi trường sinh thái nói chung. Quá trình gia công và
phân tích mẫu sử dụng sử dụng hóa chất có thể gây ô nhiễm nguồn nước dân sinh và môi trường.
Khai thác khoáng sản nói chung, khai thác sa khoáng nói riêng đã và đang đem lại nguồn lợi lớn cho con người và là hoạt động sản xuất không thể thiếu trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là góp phần phát triển kinh tế cho xã hội thì hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và sa khoáng nói riêng có những tác động tiêu cực đến môi trường ở một mức độ nhất định.
Trong quá trình khai thác sa khoáng hoạt động của các loại máy móc: máy xúc, máy gạt, máy ủi, máy bơm nước, máy điện, vít tuyển...thường xuyên gây nên tiếng ồn và bụi bặm tại khai trường.
Mở moong múc đất khai thác làm biến dạng bề mặt địa hình tự nhiên, phá hủy thảm thực vật trên diện tích khai thác. Để khai thác sa khoáng lượng cát phải lấy ở moong hàng ngày rất lớn điều đó đồng nghĩa với việc có một lượng cát tương tự thải ra và lượng nước thải ra môi trường về khối lượng lớn gấp vài lần.
Quá trình vận chuyển quặng thô từ mỏ đến xưởng tuyển tinh nếu không đóng gói cẩn thận có thể gây bụi cho môi trường. Mặt khác trong quặng sa khoáng có chứa một lượng chất phóng xạ nhất định (Th, U), thân quặng ở trạng thái tự nhiên, các chất phóng xạ tồn tại phân tán nên bức xạ của chúng ra môi trường không lớn. Khi đãi tuyển tách cát, quặng tập trung với số lượng lớn cường độ phóng xạ rất cao, trên các đống tinh quặng có thể cao đến vài ngàn µR/h vượt qua ngưỡng an toàn bức xạ cho phép hàng chục lần đến hàng trăm lần, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất.
Tóm lại hoạt động khai khoáng nói chung và khai thác sa khoáng nói riêng luôn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở một mức độ nhất định. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động này cần thường xuyên có các biện pháp cụ thể và hữu hiệu.