IV.2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU TỪ THIỆ N.

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng an hải ninh thuận thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu từ thiện (Trang 30 - 32)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU TỪ THIỆN IV.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.

IV.2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU TỪ THIỆ N.

Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng thiết kế, gắn liền với lịc sử nghiên cứu địa chất của toàn vùng và cùng theo hai giai đoạn như sau:

IV.2.1- Trước năm 1975.

Trước ngày Miền Nam giải phóng theo thứ tự thời gian, sơ bộ có vài công trình nghiên cứu sau đây:

- Năm 1928 - 1932, E. Saurin nghiên cứu và tổng hợp tài liệu để thành lập tờ bản đồ địa chất Nha Trang (E- 48) tỷ lệ 1:500.000. Trong đó ông đã chia các trầm tích hệ Thứ tư thành hai thống Pleistocen (Đệ Tứ cũ) và Holocen (Đệ Tứ mới)

- Năm 1957 - 1971, Nguyễn Hữu Khổ, Nông Văn Bé (Đại học Hóa học Sài Gòn cũ) sơ bộ khảo sát cát trắng ven biển từ Phước Tuy đến Ba Ngòi ước lượng khoảng 2.500.000 tấn.

Năm 1975, Nguyễn Tấn Thi và Phạm Tuyết Nhung có “Phúc trình khảo sát sơ khởi cát đen tại bờ biển Việt Nam” Các tác giả đã tổng hợp tài liệu, lập bảng thống kê hàm lượng khoáng vật nặng của 13 vùng ven biển trên lãnh thổ Miền Nam, Việt Nam.

IV.2.2- Giai đoạn sau năm 1975

-Năm 1991 Hồ Trọng Ký đoàn địa chất Việt Tiệp đã có báo cáo đo vẽ thành lập bản đồ địa chất khoáng sản nhóm tờ Cam Ranh - Phan Rang

- Năm 1995, tập thể các nhà địa chất Liên đoàn Bản đồ Địa chất 6 hoàn thành công trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:200.000. Công trình này đã xếp các thành tạo bở rời ven biển Nam Trung Bộ thuộc trầm tích Đệ Tứ và đã sơ bộ phân chia theo nguồn gốc trầm tích và phân chia đến bậc. Đặc biệt công trình này cũng chỉ ra nhiều tụ khoáng ven biển định hướng cho công tác tìm kiếm tiếp theo.

Năm 2004 (từ tháng 8 đến tháng 9), Đội khảo sát Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ dựa trên kết quả tổng hợp các tài liệu đã có tiến hành khảo sát thực địa 8 vùng: Đầm Môn (Khánh Hoà), An Hải (Ninh Thuận), Tuy Phong, Bắc Phan Thiết, Nam Phan Thiết, Tân Thắng (Bình Thuận), Hồ Tràm, Long Hải (Bà Rịa- Vũng Tàu). Đội đã tiến hành 300 mét khoan tay, phân tích 97 mẫu trọng sa cơ bản, 16 mẫu trọng sa toàn diện. Các tác giả bước đầu nhận định các phân vị Đệ Tứ có khả năng chứa sa khoáng ilmenit, zircon... Thuộc các tích tụ:

trầm tích biển tướng bar cát hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt), tích tụ trầm tích nguồn gốc hỗn hợp biển - gió Holocen trung- thượng, Holocen thượng: (mvQ22- 3, vQ23).

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng an hải ninh thuận thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu từ thiện (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w