ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU TỪ THIỆN IV.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.
IV.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN IV.3.1 Đặc điểm địa chất.
IV.3.1- Đặc điểm địa chất.
IV.3.1.1- Địa tầng.
Tham gia vào cấu trúc địa chất khu Từ Thiện có các phân vị sau: Trầm tích biển tướng bar cát hệ tầng Phan Thiết (mbq12-3pt), trầm tích hỗn hợp nguồn gốc biển - gió (mvQ22-3), các trầm tích biển hiện đại holocen (mQ23). Dưới đây là đặc điểm các thành tạo trầm tích tham gia vào cấu trúc khu nghiên cứu:
- Hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt): phân bố ở rìa tây vùng thiết kế và ở phần tương đối cao của địa hình đồng bằng với những đồi cát, động cát chiếm diện tích khiêm tốn trong khu nghiên cứu. Phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Mộ Tháp (mN2-Q1mt) và thành tạo granitoid phức hệ Đèo Cả (G/K2đc), bị các thành tạo holocen phủ lên. Thành phần: cát thạch anh hạt nhỏ chiếm 70-95%; sét chiếm tỷ lệ phổ biến từ 5- 16% và có xu thế tăng dần theo chiều sâu (cá biệt một số mẫu tỷ lệ sét lên đến 45%). Màu sắc thay đổi: đỏ nhạt, đỏ sẫm, đỏ tươi. Độ hạt tương đối đồng đều. Mức độ gắn kết tương đối chặt có chứa ilmenit. Chiều dày vài chục mét đến hơn 47 mét. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu nào khống chế hết chiều dày của hệ tầng này.
+ Trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ22-3): Đây là loại hình trầm tích chủ yếu trong khu Từ Thiện, tạo thành dải kéo dài theo phương gần bắc nam, xuyên suốt khu thiết kế. Là đối tượng nghiên cứu chính trong việc tìm liếm đánh giá quặng sa khoáng titan trong vùng. Thành phần thạch học bao gồm cát thạch anh hạt nhỏ đến trung thô màu xám vàng, xen lẫn đỏ hồng có chứa ilmenit với hàm lượng khá cao. Đây là tầng chứa sản phẩm chính. Chiều dày từ 5 ÷ 30 m.
+ Trầm tích biển (mQ23): Phân bố thành các dải kéo dài dọc theo rìa đông bắc vùng nghiên cứu, tạo thành dạng địa hình khá bằng phẳng thoải dần ra biển. Thành phần cát hạt nhỏ đến trung xám vàng, xen lẫn vỏ sò ốc. Trong đó rất nghèo khoáng vật quặng ilmenit, chiều dày khoảng 5÷ 40m.
Địa hình vùng nghiên cứu mang đặc thù của địa hình miền tích tụ ven biển với các thành tạo trầm tích bở rời hiện đại, đồng thời là đối tượng tìm kiếm, đánh giá quặng sa khoáng titan ven biển.
- Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển tướng bar cát tuổi Pleistocen giữa - muộn: Tạo ra dạng địa hình đồng bằng, bar cát phân bố ở độ cao trên dưới 100m, cách bờ biển hiện đại từ vài trăm mét đến hàng km. Chúng có bề mặt xu thế nghiêng thoải dần ra biển độ dốc 5 -150.
- Bề mặt Tích tụ nguồn gốc hỗn hợp biển- gió, tuổi Holocen giữa- muộn:
Phân bố ở độ cao tuyệt đối từ vài mét đến hàng chục mét. Chúng tạo nên các đê, đụn cát nhấp nhô, kéo dài không liên tục và có hướng theo đường bờ. Các đê, đụn cát thường có sườn đón gió (đông nam) thoải và sườn khuất gió dốc (tây nam), độ dốc sườn có khi đến 600.
- Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển tuổi holocen muộn đến nay: tích tụ này chiếm diện tích nhỏ, chúng tạo thành các dải hẹp kéo dài song song với bờ biển hiện đại và phân bố ở phần đông bắc vùng. Độ cao phân bố từ 0m đến vài chục mét, chiều rộng vài chục mét đến hơn 100m, bề mặt tích tụ thoải dần ra biển.
IV.3.1.3- Đặc điểm địa chất thuỷ văn.
Nước trong diện tích nghiên cứu gồm các thành tạo chứa nước sau:
+ Nước mặt: gồm các dòng chảy từ các khe trũng về mùa mưa, về mùa khô gần như là không có nước chảy.
+ Nước dưới đất: Đây là nguồn nước trong các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ, là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho mọi sinh hoạt trong vùng.
Nước trong tầng này thường là loại nước lợ, nước trong, vị hơi mặn. Một số nơi nước bị nhiễm hydrocit sắt dễ tạo thành kết tủa có màu vàng. Nước có dạng bicabonat natri, tổng độ khoáng hoá từ 0,5÷1 mg/l. Nguồn cung cấp nước cho phức hệ này là nước mưa, nước mặt.
IV.3.2- Đặc điểm khoáng sản. a-Đặc điểm quặng sa khoáng.
Qua kết quả nghiên cứu đánh giá sa khoáng ven biển cho ta thấy rằng: Các thân quặng sa khoáng chủ yếu phân bố tầng trên mặt có nơi đến >12m,
dò
trong các tích tụ nguồn gốc hỗn hợp biển-gió tuổi Holocen giữa- muộn(mvQ22-3). Một số thân quặng quy mô không lớn trong cát biển hiện đại (mQ23).
Các điểm quặng trong khu nghiên cứu thuộc loại quặng sa khoáng tổng hợp, thành phần khoáng vật chính gồm: Ilmenit, zircon, rutin, monazit hạt nhỏ mịn. Đây là cơ sở định hướng cho công tác lấy, gia công, phân tích các loại mẫu. Thành phần khoáng vật sa khoáng nhóm titan: chủ yếu là ilmenit, ít rutil, anatas, leucoxen và rất ít brookit. Các khoáng vật nhóm này chiếm tỷ lệ từ >75% đến >95% phần nặng trong các mẫu phân tích. Khoáng vật monazit trong hầu hết các mẫu đều ít đến rất it. Đặc biệt hàm lượng zircon khá cao, phổ biến trong các mẫu chúng chiếm 7-20% phần nặng có ích, cá biệt có mẫu > 25%. Các khoáng vật quý hiếm khác như: corindon, saphyr gặp 1- vài hạt trong một số mẫu.
b- Cơ chế thành tạo quặng sa khoáng;
Quá trình phong hóa vật lý và hóa học giải phóng các khoáng vật như thạch anh, nhóm disten, tuamalin, Ilmenit, zircon, rutin, monazit... là những khoáng vật bền vững trong điều kiện ngoại sinh. Tổ hợp này được quá trình rửa lũa, vận chuyển bởi các dòng nước vận chuyển dần ra biển, dưới tác dụng phân dị trọng lực và tích tụ dần tạo thành các điẻm quặng sa khoáng trong đới bờ.
c- Quy luật phân bố các khoáng vật quặng:
Các khoáng vật quặng chỉ tập trung thành mỏ ở những vị trí địa hình địa mạo thuận lợi, quá trình phân dị trọng lực, kết hợp với các dòng hải lưu ven bờ chảy theo hướng đông bắc- tây nam, cùng với sóng vỗ bờ vận chuyển các khoáng vật quặng theo kiểu lơ lửng hoặc nhảy cóc, các khoáng vật nhỏ, nhẹ hơn được đưa đi xa hơn và tập trung lại ở phần phía nam các cửa sông, càng xa hàm lượng càng giảm dần. Khu thiết kế nằm ở phía nam cửa sông Cái, có các dải núi nhô sát ra biển nằm ở phía nam, là nơi thuận lợi cho quá trình tích tụ quặng sa khoáng