THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng an hải ninh thuận thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu từ thiện (Trang 27 - 29)

Chương III

MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ

Titan là kim loại được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và nhu cầu sử dụng kim loại này ngày càng được gia tăng. Hợp kim titan dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, máy tự động, cơ khí chính xác. Bột màu dioxyt titan (pigment) được sử dụng trong công nghệ sơn, công nghiệp giấy, công nghiệp cao su, men sứ, mực in, sợi nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác. Xỉ titan sử dụng để sản xuất que hàn.

Hiện nay nhu cầu quặng titan trong nước và trên thế giới là rất lớn, điều đó đã thúc đẩy một số doanh nghiệp đầu tư khảo sát, khai thác. Vì vậy việc điều tra, đánh giá các mỏ mới là hết sức quan trọng.

Trong thời gian qua, công nghiệp khai thác khoáng sản sa khoáng titan ven biển đã đóng góp một phần quan trọng trọng sự phát triển kinh tế nước nhà. Mặc dù trong mấy năm gần đây, Chính phủ đã có hàng loạt các đề án tìm kiếm nhằm làm sáng tỏ tính hệ thống trong quản lý tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên công tác điều tra, đánh giá, thăm dò ở tỷ lệ lớn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Để phục vụ cho công tác quy hoạch và khai thác khoáng sản ven biển thì công tác điều tra, đánh giá sa khoáng titan ven biển hiện tại vẫn là vấn đề cấp thiết và quan trọng.

Trên cơ sở tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò đã giao cho tôi thiết kế phương án: “Tìm kiếm, đánh giá titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện”.

Mục đích: Đánh giá triển vọng công nghiệp quặng titan sa khoáng khu Từ Thiện trên diện tích 10,3 km2, xác định cấu trúc địa chất, phát hiện và khoanh nối các tầng sản phẩm, các lớp trầm tích chứa quặng.

Mục tiêu tài nguyên trữ lượng phương án đề ra:

Đánh giá các thân quặng sa khoáng, xác định quy mô, nghiên cứu chất lượng quặng, xác định trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan sa khoáng ven biển cấp 333.

Để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

1- Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, đặc điểm tầng sản phẩm và các thân quặng.

2- Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc, hình thái, kích thước thân quặng và đặc điểm phân bố quặng sa khoáng titan trong các tầng trầm tích chứa quặng.

3- Xác định tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm quặng sa khoáng trong khu vực. 4- Nghiên cứu thành phần vật chất quặng, đánh giá các thành phần có lợi và có hại trong quặng.

5- Nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình (ĐCTV- ĐCCT), sơ bộ xác định điều kiện khai thác mỏ.

Để giải quyết các nhiệm vụ trên, chúng tôi áp dụng một số dạng phương pháp công tác sau:

- Đo vẽ sơ đồ địa chất tỷ lệ 1:5000 trên diện tích 10,3km2 có quan sát xạ. - Công tác trắc địa.

- Công tác địa vật lý.

- Thi công công trình khoan.

- Lấy, gia công và phân tích các loại mẫu. - Công tác ĐCTV - ĐCCT.

- Công tác phụ trợ.

Để hoàn thành các công tác trên, chúng tôi dự kiến thành lập một tổ thi công phương án gồm 35 người, trực thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm đề án kiêm đội trưởng.

Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009. Tổng chi phí dự kiến là:

Chương IV

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng an hải ninh thuận thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu từ thiện (Trang 27 - 29)